Phát hiện tổ tiên 65,9 triệu tuổi của chúng ta, giống… chuột

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy hóa thạch sinh vật thuộc chi lâu đời nhất của loài linh trưởng, tức có thể nói là tổ tiên xa của loài người.

Đó là hóa thạch của 2 cá thể thuộc loài Purgatorius mckeeveri, thuộc chi Plesiadapiformes, là chi lâu đời nhất trong bộ linh trưởng từng được biết đến. Các Plesiadapiformes ra đời ngay sau cuộc đại tuyệt chủng của khủng long và hàng loạt sinh vật khác (66 triệu năm nước). Hóa thạch này có niên đại chính xác vào thời kỳ đó: 65,9 triệu năm tuổi, chỉ 105.000 đến 139.000 năm sau thảm họa.


Một số mảnh hóa thạch được tìm thấy - (Ảnh: Gregory Wilson Mantilla / Stephen Chester).

Nếu đại tuyệt chủng đánh dấu hồi kết của kỷ Phấn Trắng thì nhóm sinh vật ra đời cho thảm họa này đã đánh dấu kỷ Cổ Cận (Paleocen), từ 65 đến 55 triệu năm trước, là khoảng thời gian địa chất có nhiều động vật cỡ nhỏ sinh sống, bao gồm sinh vật kỳ lạ này.

Hóa thạch là những mảnh xương nhỏ bé, như bao gồm phần răng và xương hàm trong tình trạng tốt, được tìm thấy ở Đông Bắc Motana (Mỹ).


Ảnh đồ họa mô tả vị tổ tiên có vẻ ngoài gây bất ngờ - (Ảnh:Andrey Atuchin).

Giáo sư Wilson Mantilla, nhà cổ sinh vật học động vật có xương sống tại Khoa Sinh học, Đại học Washington (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, nói: "Thật là thú vị khi nghĩ về tổ tiên linh trưởng cổ xưa nhất của chúng ta. Chúng là một trong số các loài động vật có vú đầu tiên đa dạng hóa trong thế giới mới sau tuyệt chủng hàng loạt, tận dụng các loại trái cây và côn trùng trong tán rừng để sinh sống".

Như vậy, đây là bằng chứng về linh trưởng xưa nhất trong hồ sơ hóa thạch. Dường như chúng đã nhanh chóng tách mình ra khỏi các đối thủ cạnh tranh ngay sau khi khủng long chết đi, để rồi hình thành loài riêng và phát triển mạnh mẽ. Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Royal Society Open Science, loài linh trưởng cổ đại sở hữu thân hình nhỏ, ăn côn trùng và hoa quả.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất