"Người Đẹp Đen" từ hành tinh khác "thai nghén" sinh vật Trái đất thành công

Các nhà khoa học đã nuôi cấy vi khuẩn trong thiên thạch Người Đẹp Đen từ sao Hỏa, đặt nó trong môi trường mô phỏng sao Hỏa để xem đá từ hành tinh này có phù hợp với sự sống hay không.

Theo tờ Science Alert, thí nghiệm thành công ngoài mong đợi: "Người Đẹp Đen" (Black Beauty) đã thai nghén thành công sinh vật bé nhỏ từ Trái đất hoàn toàn dễ dàng, không gặp chút bất lợi nào. Điều này cung cấp cho các nhà thiên văn những đặc điểm sinh học mới mà họ có thể sử dụng làm căn cứ để tìm kiếm sự sống cổ đại trên sao Hỏa.

Người Đẹp Đen từ hành tinh khác thai nghén sinh vật Trái đất thành công
"Chân dung" những sinh vật được nuôi cấy thành công trong "Người Đẹp Đen".

Ngoài ra, điều này còn minh chứng cho một sự thật quan trọng: sao Hỏa, một hành tinh cũng nằm trong "vùng sự sống" Goldilocks của Mặt Trời như Trái đất, thực sự đã được sinh ra như một hành tinh sống được.

Theo nhà sinh vật học thiên văn Tetyana Milojevic từ Đại học Vienna (Áo), tác giả chính của nghiên cứu, thiên thạch "Người Đẹp Đen" là một phần quý giá mà hành tinh mẹ sao Hỏa đã gửi đến Trái đất. Nó không chỉ là mảnh vỡ, mà còn là một cụm hỗn hợp nhiều mảnh khác nhau của lớp vỏ sao Hỏa, được bồi tụ trong quá trình địa chất phức tạp của hành tinh này thuở sơ khai. Trong Người Đẹp Đen, sở hữa những thành phần có niên tại 4,42 tỉ năm trước, tức khi hành tinh này đang hình thành.

Thí nghiệm này chỉ dùng một mảnh nhỏ từ Người Đẹp Đen. Vi khuẩn được lựa chọn để "sống thử" trong môi trường sao Hỏa là Metallosphaera sedula, một loài vi khuẩn nguyên sinh ưa nhiệt, được tìm thấy trong các suối địa nhiệt núi lửa và có tính axit. "Mầm sự sống" này được đặt trên mảnh khoáng vật sao Hỏa trong một lò phản ứng sinh học được làm cho sở hữu các điều kiện giống sao Hỏa non trẻ, sau đó các nhà khoa học sử dụng kính hiển vi để quan sát sự phát triển các tế bào.

Nghiên cứu được công bố trên Communication Earth & Environment này cũng cho thấy thứ sự sống mà chúng ta nên tìm kiếm trên sao Hỏa chính là những dạng sống tương tự sự sống cực đoan trên Trái đất, ví dụ những vi khuẩn suối núi lửa như Metallosphaera sedula, vi sinh vật trong các hồ siêu mặn ở Nam Cực hay trong các thế giới dưới lòng đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu NASA quan sát được thiên thạch nặng 1.400kg đâm xuống sao Mộc

Tàu NASA quan sát được thiên thạch nặng 1.400kg đâm xuống sao Mộc

Tàu vũ trụ NASA quan sát được một chớp sáng nổi bật lóe lên khi thiên thạch đâm vào khí quyển sao Mộc ở độ cao 225km.

Đăng ngày: 02/03/2021
Sao băng lóe sáng bất thường trên bầu trời Anh

Sao băng lóe sáng bất thường trên bầu trời Anh

Sao băng xuất hiện ở Anh vào đêm 28/2 có kích thước và độ sáng đều hơn bình thường. Nó vụt sáng qua bầu trời trong khoảng 7 giây.

Đăng ngày: 02/03/2021
Trạm vũ trụ hình bánh xe có thể chứa 400 người

Trạm vũ trụ hình bánh xe có thể chứa 400 người

Tập đoàn Lắp ráp Quỹ đạo (OAC) công bố chi tiết mới về dự án Voyager, trạm vũ trụ thương mại đầu tiên vận hành nhờ lực hấp dẫn nhân tạo.

Đăng ngày: 01/03/2021
NASA vô tình chụp được nơi sinh vật ngoài hành tinh trú ẩn?

NASA vô tình chụp được nơi sinh vật ngoài hành tinh trú ẩn?

Phân tích mới về bức ảnh NASA chụp cảnh tuyết tan chảy thành hình dạng kỳ lạ ở Sao Hỏa đã hé lộ một thế giới mới phù hơp với sự sống.

Đăng ngày: 01/03/2021
Vật thể khủng khiếp ra đời từ

Vật thể khủng khiếp ra đời từ "ngôi sao nổ" người Trái đất chụp được năm 1987

Siêu tân tinh đầu tiên có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong suốt lịch sử 400 năm nay sở hữu hạt nhân là một sao neutron - một trong những dạng vật thể khủng khiếp nhất vũ trụ.

Đăng ngày: 01/03/2021
Tàu NASA chụp ảnh sao Kim từ khoảng cách 12.380km

Tàu NASA chụp ảnh sao Kim từ khoảng cách 12.380km

Bức ảnh chụp bằng camera trên tàu thăm dò Parker cung cấp cơ hội hiếm hoi để các nhà khoa học quan sát mặt tối của sao Kim.

Đăng ngày: 01/03/2021
Tìm hiểu về ngôi sao Thiên Lang (Sirius)

Tìm hiểu về ngôi sao Thiên Lang (Sirius)

Sirius là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm với độ sáng biểu kiến bằng -1,47, sáng gần gấp hai lần so với Canopus, ngôi sao sáng thứ hai.

Đăng ngày: 27/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News