Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.
Theo NASA, hố đen thực sự không phải là những lỗ trống mà là "các khối lượng lớn được nén lại trong không gian rất nhỏ" và vẫn còn "nhiều điều chúng ta chưa biết", chẳng hạn như "vật chất bên trong chân trời sự kiện của lỗ đen trông ra sao".
Hố đen là một trong những không gian kỳ lạ nhất của vũ trụ bao la. Vì có kích cỡ lớn mà nó làm biến dạng không gian và thời gian, và vì có mật độ vật chất dày đặc mà tâm của nó được gọi là “điểm vô hạn” hay “điểm kỳ dị”, và đó cũng là nơi tối đen như mực do không một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng có thể thoát khỏi nó. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chẳng may rơi vào một hố đen như thế?
Rơi vào hố đen, lực thủy triều sẽ nhanh chóng kéo toạc cơ thể bạn khi bạn còn chưa kịp vượt qua chân trời.
Không có gì có thể thoát ra khỏi hố đen
NASA lưu ý rằng "lực hấp dẫn ngay dưới bề mặt của hố đen, chân trời sự kiện, mạnh đến mức không có gì - ngay cả ánh sáng - có thể thoát ra".
"Chân trời sự kiện không phải là một bề mặt như Trái đất hay thậm chí là Mặt trời. Đó là một ranh giới chứa toàn bộ vật chất tạo nên hố đen. Tuy nhiên, có rất nhiều điều mà các nhà khoa học đã biết về hố đen", Zack D. Films, một nhà sáng tạo nội dung trên YouTube, thường làm các video mô phỏng, nói.
Vừa qua, anh cũng đã mô phỏng điều gì sẽ xảy ra nếu rơi vào hố đen, và trải nghiệm này đáng sợ đúng như bạn tưởng tượng.
Khi bước vào lỗ đen, cơ thể bạn sẽ dần bị kéo căng. Lực hút mạnh hơn khi bạn tiến gần đến trung tâm hơn. Lực này được gọi là lực thuỷ triều đại dương, Charles Liu, một nhà vật lý thiên văn làm việc tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ cho biết.
Liu giải thích rằng khi một vật thể đi qua “chân trời sự kiện” của lỗ đen (bề mặt ảo xung quanh lỗ đen), ánh sáng không thể thoát ra được nữa và khi vật thể tiến gần hơn đến điểm kỳ dị, các lực thuỷ triều đó sẽ càng mạnh, kéo dài vật thể và xé tan nó.
Lỗ đen - một trong những không gian kỳ lạ nhất của vũ trụ. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Trong một hố đen có kích thước nhỏ (tương đương Trái Đất chẳng hạn), lực thủy triều sẽ nhanh chóng kéo toạc cơ thể bạn khi bạn còn chưa kịp vượt qua chân trời.
“Nhà vật lý thiên văn người Anh Sir Martin Rees gọi quá trình này là spaghettification (hiệu ứng mì ống). Cuối cùng, bạn cũng chỉ là một dòng hạt hạ nguyên tử bị xoáy vào trong lỗ đen mà thôi”, Liu nói.
“Bởi vì gần như ngay lập tức bộ não của bạn sẽ tách ra thành các nguyên tử cấu thành nên nó, bạn sẽ có ít cơ hội “chiêm ngưỡng” bên trong lỗ đen kích thước Trái đất. Vì thế, nếu muốn bảo toàn cơ thể lâu hơn, chúng tôi khuyên bạn nên tìm một hố đen lớn”, Liu nhận định.
Trong trường hợp này, bạn có thể trải nghiệm những ảnh hưởng của sự cong không - thời gian được đề cập đến trong lý thuyết tổng quát về tính tương đối của Einstein. “Trước hết, bạn đạt tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng khi rơi vào lỗ đen, di chuyển nhanh hơn qua không gian nhưng lại chậm hơn qua thời gian. Sau khi vượt qua “chân trời sự kiện”, bạn vẫn có thể thấy các vật bên ngoài nhưng bên ngoài thì lại không thể nhìn thấy bạn vì ánh sáng trong hố đen không lọt được ra ngoài”, Liu chia sẻ.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vũ trụ có mùi gì?
Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.
