Phát hiện tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của rắn

Nghiên cứu mới đã xóa tan ngộ nhận cho rằng, những con rắn độc thường thụ động ngồi chờ con mồi chết mà không có khả năng theo dõi phát hiện vị trí con mồi bị trúng độc đã tẩu thoát.

Trong trường hợp có một con chuột đi qua bụi rậm, con rắn đang nằm phục kích sẽ phi ra trong chớp mắt và tiêm độc tố vào người con mồi. Khi tấn công con mồi, con rắn độc sẽ có hai lựa chọn khác nhau.

Với một số loài rắn như hổ mang chúa thì sẽ sử dụng kỹ thuật giữ con mồi trong miệng cho đến khi con vật nhiễm độc tố đến chết. Như thế bữa ăn của nó đã nằm trong tầm tay. Nhưng cũng sẽ gặp nguy hiểm bởi con mồi có thể chiến đấu trở lại trong những giây phút cuối. Thậm chí con rắn có thể mất mạng bởi những loài động vật ăn thịt hung ác hơn.


Con rắn sẽ búng lưỡi liên tiếp để xác nhận chất độc có trong con mồi đã tẩu thoát. (Ảnh: animals.pawnation.com)

Còn một số loài rắn khác, như rắn đuôi chuông, lại sử dụng một kỹ thuật cắn rồi nhả con mồi. Lúc đó con mồi bị nhiễm độc và nó sẽ chờ đợi đến khi chất độc giết chết đối phương. Như thế sẽ an toàn cho con rắn, nhưng nếu con vật không chết ngay mà lại chạy trốn thì quả là việc tìm kiếm lại bữa ăn của con rắn sẽ gặp “rắc rối”.

Tất nhiên, thực tế không đơn giản như vậy. Qua quan sát con rắn trong phòng thí nghiệm và trong tự nhiên, các nhà khoa học tại Đại học Bắc Colorado và Đại học Colorado ở Boulder đã phát hiện ra một số thủ thuật định vị con mồi đã bị cắn tẩu thoát của loài rắn độc.

Những con rắn đuôi chuông trong thử nghiệm đã tiêm độc vào những con chuột cùng lồng. Sau khi di chuyển những con chuột này sang lồng khác, con rắn đã búng lưỡi liên tiếp để tìm tìm kiếm con mồi. Hành vi này đã gây sự chú ý cho các nhà nghiên cứu.

Qua phân tích loại protein là disintegrins có vai trò chính trong nọc độc rắn để ngăn chặn quá trình đông máu của con mồi bị cắn, các nhà khoa học nhận thấy nó chính là loại chất để rắn đánh hơi định vị săn lùng con chuột đã chạy mất, chứ không phải việc rắn đánh hơi qua nước tiểu, phân hay mùi của con mồi.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn về cách thức làm thế nào để loại protein này có thể tạo ra một “dấu hiệu cơ bản” để con rắn có thể theo dõi con mồi đã trung độc. Trong khi đó loại protein này chỉ chiếm 2% trong tổ số nọc độc.

Nhóm nghiên cứu phỏng đoán, có thể protein là disintegrins có khả năng tương tác với các hóa chất khác trong cơ thể con mồi để tạo ra tín hiệu giúp cho con rắn đánh hơi con mồi dễ dàng hơn. Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục khám phá làm rõ bí ẩn định vị con mồi của loài rắn độc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 10/02/2025
Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Đăng ngày: 05/02/2025
Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Đăng ngày: 04/02/2025
Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Đăng ngày: 03/02/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 03/02/2025
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 28/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News