Phát hiện ung thư bằng… đèn LED
Một chiếc đèn LED linh hoạt có thể được đặt trên tim, não, mạch máu để chuẩn đoán, thậm chí để điều trị các căn bệnh khác nhau? Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng, những khả năng nói trên có thể sẽ sớm trở thành hiện thực.
Giáo sư Keon Jae Lee đến từ Bộ Khoa học Vật liệu và Kỹ thuật (KAIST) và các chuyên gia khoa học khác đến từ Hàn Quốc đã phát triển một phương pháp mới trong việc phát hiện ung thư. Đó là sử dụng chiếc đèn LED gallium nitride (GaN) tương hợp sinh học, linh hoạt, có khả năng phát hiện ung thư tuyến tiền liệt.
Thêm sự lựa chọn mới cho những bệnh
nhân mắc bệnh ung thư. (Nguồn: sciencedaily.com)
Đèn LED GaN, thiết bị phát ra ánh sáng với một hiệu suất cao, đã được thương mại hóa trong những chiếc TV màn hình LED và trong ngành công nghiệp chiếu sáng.
Cho đến nay, thật khó để sử dụng vật liệu bán dẫn này để chế tạo các hệ thống điện tử linh hoạt bởi tính dễ gãy và độ giòn của nó. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc phát triển một chiếc đèn LED GaN linh hoạt với hiệu quả cao. Do vậy, nghiên cứu này có khả năng ứng dụng vào việc phát hiện ung thư bằng cách sử dụng một cảm biến sinh học với đèn LED linh hoạt.
Cảm biến sinh học sử dụng đèn LED GaN linh hoạt này sử dụng một giao thức, một phác đồ tương tự để chuyển giao các màng, các lớp phủ đèn LED GaN mỏng vào trong một chất nền linh hoạt, được theo dõi, giám sát bởi một quá trình đóng gói tương hợp sinh học. Nhìn chung, tiềm năng tổng thể của hệ thống để sử dụng trong các ứng dụng cấy ghép y sinh học đã được chứng minh một cách rõ ràng và đầy thuyết phục.
Giáo sư John Roger đến từ Bộ Khoa học Vật liệu và Kỹ thuật, UIUC cho biết: "Những chiếc đèn LED tích hợp sinh học đại diện cho một công nghệ mới đầy thú vị, hứa hẹn tiềm năng rất lớn để nhằm mục đích giải quyết các thách thức và những mối đe dọa đối với sức khỏe con người. Nghiên cứu này góp phần rất lớn trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe con người, giúp những người mắc bệnh ung thư có thêm lựa chọn hiệu quả để điều trị".
Nghiên cứu này đã được đăng tải trên Tạp chí Khoa học hôm 30/9 vừa qua.