Phát hiện ve kí sinh nhiệt đới nguy hiểm ở Đức

Các nhà khoa học đã phát hiện một loài ve khổng lồ tại Đức và lo ngại chúng sẽ truyền căn bệnh nhiệt đới chết người sốt xuất huyết Crimean-Congo ra khắp châu Âu.

Các nhà khoa học tại Đức đã phát hiện ra một loài ve nhiệt đới có thể phát triển tới 2cm về chiều dài – lớn gấp 10 lần loài ve thông thường.


Loại ve này có khả năng lây truyền căn bệnh sốt xuất huyết Crimean-Congo (CCHF).

Loài ve này, có tên khoa học là Hyalomma marginatum có khả năng lây truyền căn bệnh sốt xuất huyết Crimean-Congo (CCHF). Các triệu chứng của CCHF gồm sốt, đau cơ, đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, và xuất huyết dưới da. Một phần tư số người nhiễm phải sốt xuất huyết Crimean-Congo sẽ tử vong.

Các nhà nghiên cứu cho rằng thời tiết nóng ẩm bất thường ở Đức là lí do khiến loài ve này xuất hiện tại đây vì chúng ưa thích độ ẩm thấp hơn so với loài ve thường được tìm thấy ở nước này. Chúng có lẽ đã tới được đây theo các loài chim di cư. Tất cả lũ ve được tìm thấy ở các động vật trang trại, chủ yếu là nuôi ngựa.

Trong năm nay, các nhà khoa học đã phát hiện được bảy con ve nhiệt đới – trước đây chỉ mới có hai ví dụ về các loài ve nhiệt đới ở Đức, một con năm 2015 và một con khác năm 2017.

Các nhà khoa học đang lo ngại rằng khi nhiệt độ ấm nóng tiếp tục trở nên phổ biến hơn tại Đức, Pháp và Anh, loài ve này có thể sẽ cư ngụ luôn tại đó và lan ra khắp châu Âu mãi mãi.

Nhà nghiên cứu vật kí sinh Ute Mackenstedt đến từ Đại học Hohenheim ở Stuttgart cho biết: "Chúng tôi cho rằng ta phải tính đến việc sẽ có ngày càng nhiều các loài ve nhiệt đới được tìm thấy ở Đức có thể cư ngụ luôn tại đây vì điều kiện thời tiết lí tưởng".


Triệu chứng của CCHF gồm sốt, đau cơ, đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy và xuất huyết dưới da.

Tiến sĩ Lidia Chitimia-Dobler, chuyên gia về ve tại Đại học Hohenheim và Viện Vi sinh vật học (IMB) thuộc Lực lượng Vũ trang cộng hòa Liên bang Đức tại Munich, cho biết: "Chúng tôi có thể xác định chắc chắn năm trong số bảy mẫu vật ve, có bốn mẫu thuộc loài Hyalomma marginatum, và một mẫu thuộc loài Hyalomma rufipes. Chúng tôi không ngờ ve lại xuất hiện ở Đức vào thời gian này".

Tiến sĩ Gerhard Dobler, nhà vật lý và chuyên gia vi sinh vật học tại IMB, bổ sung: "Trong một mẫu vật được tìm thấy, chúng tôi có thể phát hiện ra mầm bệnh của một dạng bệnh sốt phát ban do ve".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bọ ngựa

Bọ ngựa

Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Đăng ngày: 06/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News