Phát hiện vòng tròn hố sâu 4.500 năm tuổi gần Stonehenge
Vòng tròn đường kính gần 2km gồm ít nhất 20 chiếc hố lớn, thể hiện kỹ thuật xây dựng ấn tượng của thời Đồ Đá mới.
Các nhà khảo cổ phát hiện dấu vết một cấu trúc thời Đồ Đá mới bao quanh Durrington Walls, công trình đá cổ xưa chỉ cách Stonehenge 3km về phía đông nam. Họ tìm thấy ít nhất 20 chiếc hố đường kính 10m, sâu 5m, được sắp xếp thành vòng tròn đường kính lên tới 1,9km. Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Internet Archaeology hôm 21/6.
Vòng tròn hố khổng lồ bao quanh Durrington Walls. (Ảnh: CNN).
Trước đó, những chiếc hố này được cho là hố sụt hoặc hồ trữ nước. Tuy nhiên, sự tương đồng giữa chúng thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu kỹ hơn. Cuộc khảo sát từ trên cao kết hợp nhiều công nghệ như radar xuyên đất và đo từ trường hé lộ cấu trúc vòng tròn 4.500 tuổi.
"Khu vực xung quanh Stonehenge nằm trong số những địa điểm khảo cổ được nghiên cứu kỹ nhất thế giới. Thật ấn tượng khi việc ứng dụng công nghệ mới vẫn có thể hé lộ một cấu trúc thời tiền sử vĩ đại như vậy. Cấu trúc này lớn hơn nhiều so với bất cứ công trình tiền sử tương tự nào mà chúng tôi biết, ít nhất là ở Anh", Vincent Gaffney, nhà khảo cổ tham gia nghiên cứu, cho biết.
Vì Durrington Walls nằm ở trung tâm vòng tròn hố khổng lồ, các nhà nghiên cứu cho rằng vòng tròn này là ranh giới bao quanh vùng đất mà người xưa coi là linh thiêng. Vị trí của Stonehenge liên quan đến hạ chí và đông chí, thể hiện phạm vi ảnh hưởng của Mặt Trời. Trong khi đó, vòng tròn hố mới phát hiện có thể cho thấy nhận thức của người xưa về những hiện tượng vũ trụ quy mô hơn.
Ngoài Durrington Walls, vòng tròn hố còn bao quanh công trình đá Larkhill, xây dựng trước Stonehenge 1.500 năm. Nhóm chuyên gia chưa rõ vòng tròn hố dùng để dẫn đường hay ngăn cản người xưa tiếp cận các công trình đá. Tuy nhiên, nó cho thấy những công trình đá trong vùng là một phần của truyền thống văn hóa và tâm linh phức tạp.
Phát hiện mới chỉ ra, cộng đồng dân cư thời Đồ Đá mới ở Anh rất phát triển và có thể đạt được những thành tựu lớn về kỹ thuật xây dựng. Các nhà nghiên cứu cho biết, việc đào những chiếc hố rộng và sâu như vậy với công cụ thô sơ cũng ấn tượng như sắp xếp những khối đá khổng lồ.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
