Phát hiện xác 9 con cá voi xám trôi dạt vào vùng biển California

Các nhà khoa học và tình nguyện viên của Viện nghiên cứu Động vật có vú và Viện Hàn lâm Khoa học California chuẩn bị thực hiện một ca phẫu thuật trên xác một con cá voi xám dạt vào bờ vịnh San Francisco vào ngày 23 tháng 4 tại Tiburon, California.

Phát hiện xác 9 con cá voi xám trôi dạt vào vùng biển California
Các nhà khoa học chuẩn bị thực hiện một ca phẫu thuật trên xác một con cá voi xám dạt vào bờ.

Tại California, trong chưa đầy hai tháng, xác của chín con cá voi xám đã được tìm thấy tại Vịnh San Francisco. Đây là một chuỗi các trường hợp tử vong hết sức bất thường mà các chuyên gia cho rằng chủ yếu do các vụ tấn công thuyền hoặc tình trạng suy dinh dưỡng của loài động vật có vú này.

Ông Pádraig Duignan, nhà nghiên cứu bệnh học trưởng tại Viện nghiên cứu các loài động vật có vú cho biết: “Đây là một hiện tượng rất bất thường. Trung bình một năm, chúng tôi chỉ phát hiện được từ một đến ba xác cá voi xám trong mùa này thôi. Đây là gấp ba lần, mà thời gian chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng.” 

Trong đó, có bốn con cá voi được Viện nghiên cứu Động vật có vú xác định là do suy dinh dưỡng. Bốn con khác chết do các vụ tấn công tàu. Còn lại một con, được phát hiện vào ngày 30 tháng 4, với cái chết vẫn còn là một ẩn số.

Gần đây nhất, vào ngày 6 tháng 5, tại bờ biển Ocean ở San Francisco, một con cá voi cái cũng được xác định nguyên nhân chết là do tàu thuyền.

Duignan nói: “Con cá voi xám này có vẻ như bị chấn thương phần mềm. Trước đó, nó ở trong tình trạng sức khỏe kém, phần lớn cơ bị teo và không có mỡ, khác với thể trạng của các con cái khác sống tại vùng và ở cùng thời điểm này trong năm.

Phát hiện xác 9 con cá voi xám trôi dạt vào vùng biển California
Có 4 con cá voi được xác định là do suy dinh dưỡng.

Ông Duignan cho biết: “Viện nghiên cứu Động vật biển có vú đã làm việc với các tổ chức như Cơ quan Khí quyển Đại dương Quốc gia, Viện Hàn lâm Khoa học California và các nhà khoa học ở các khu vực khác của California để theo dõi đời sống của cá voi và các loài vật đang sinh sống ở Thái Bình Dương. Từ đây, các nhà sinh học nhận thấy được việc suy dinh dưỡng đáng lo ngại của quần thể cá voi trong năm nay”.

Tại Washington, có 13 con cá voi xám đã chết dạt vào các bãi biển của bang kể từ tháng 4 cũng bị nghi là do thiếu thức ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.

Cá voi xám di cư về phía nam vào mùa đông để đẻ con ở Baja California, Mexico, trước khi quay trở lại Alaska dọc theo bờ biển vào mùa xuân. Chúng đi qua vùng biển California trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 1 và một lần nữa vào tháng 4 và tháng 5. Hành trình hàng năm này của chúng lên đến 17.700km, dài nhất trong bất kỳ cuộc di cư của bất cứ loài cá voi nào.

Thức ăn chủ yếu của loài cá voi xám là các con động vật không xương sống nhỏ sống trong trầm tích đại dương và thời gian ăn của chúng phần lớn được diễn ra vào mùa hè ở Alaska. Nhưng năm nay, vào thời điểm chúng quay lại vùng Vịnh vào mùa xuân, cá voi đã cạn kiệt sức do đói. Các nhà khoa học đã quan sát thấy chúng kiếm ăn ở vịnh San Francisco, một điều bất thường chưa từng thấy.

Phát hiện xác 9 con cá voi xám trôi dạt vào vùng biển California
Người dân hiếu kỳ đứng xem xác cá voi xám dạt vào bờ.

Moe Flannery, quản lý bộ sưu tập về chim và các loài động vật có vú tại Học viện Khoa học California cho biết: “Giả thuyết thích hợp nhất là mùa hè năm ngoái, những con cá voi này đã ở Alaska và không tìm ra đủ mồi để trữ cho mùa di cư”. Cô cũng cho biết các đối tác ở Baja California đã báo cáo rằng những con cá voi đã di cư muộn hơn, có ít con hơn, và chúng đã sinh con ngay trong đại dương, khác với mọi năm, là ở những đầm phà an toàn.

Thứ Hai vừa qua, cùng ngày phát hiện ra xác cá voi mới nhất tại bãi biển California, Liên Hợp Quốc đã công bố một báo cáo gây sửng sốt là có đến 1 triệu loài có nguy cơ bị tuyệt chủng vì hoạt động của con người.

Khí hậu đại dương California đang thay đổi và vùng Alaska ấm lên có thể tạo ra một số thay đổi với loài này trong năm nay. Ông Duignan cho biết họ cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của cái chết của cá voi. Ông nói: “Những con cá voi bị giết bởi tàu đâm là một tác động trực tiếp đến từ con người. Những con khác bị suy dinh dưỡng không rõ nguyên nhân. Nhưng hiệu ứng nóng lên toàn cầu hoàn toàn có thể là nguyên do đang dần ảnh hưởng đến loài động vật có vú này".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Có một loài rồng thực sự tồn tại trên Trái đất nhưng đã bị mất tích mà không ai biết

Có một loài rồng thực sự tồn tại trên Trái đất nhưng đã bị mất tích mà không ai biết

Rồng là tên gọi của một số loài vật có thật. Tiếc là, nhiều loài không tồn tại được quá lâu.

Đăng ngày: 29/05/2019
Cá trê khổng lồ chết la liệt do hạn hán ở Thái Lan

Cá trê khổng lồ chết la liệt do hạn hán ở Thái Lan

Ít nhất hai tấn xác cá trê khổng lồ sông Mekong được trục vớt tại một hồ chứa ở miền bắc Thái Lan do hạn hán.

Đăng ngày: 29/05/2019
Tê giác đực Sumatra cuối cùng ở Malaysia qua đời

Tê giác đực Sumatra cuối cùng ở Malaysia qua đời

Cá thể tê giác Sumatra đực cuối cùng của Malaysia đã chết, hiện chỉ còn một con cái đang sống trong tình trạng nuôi nhốt ở nước này.

Đăng ngày: 28/05/2019
Trăn anaconda 3 mét trinh sản, tự đẻ hai con không cần thụ tinh

Trăn anaconda 3 mét trinh sản, tự đẻ hai con không cần thụ tinh

Con trăn anaconda dài 3 mét tự sinh con mà không cần con đực thụ tinh, một trường hợp vô cùng hiếm gặp ở loài này.

Đăng ngày: 27/05/2019
Chim cánh cụt hoàng đế cũng sắp bị tuyệt chủng

Chim cánh cụt hoàng đế cũng sắp bị tuyệt chủng

Quần thể lớn thứ hai của chim cánh cụt hoàng đế đang dần biến mất khi đã ba năm liên tiếp không nuôi lớn được con chim cánh cụt con nào.

Đăng ngày: 27/05/2019
Tìm thấy gấu trúc bạch tạng hoang dã đầu tiên trên thế giới

Tìm thấy gấu trúc bạch tạng hoang dã đầu tiên trên thế giới

Con gấu trúc có cả bộ lông màu trắng được tìm thấy ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọa Long, tại tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc.

Đăng ngày: 27/05/2019
Vì sao sư tử lại thích săn nhím dù chúng có thể bị đau hoặc chết vì lông nhím?

Vì sao sư tử lại thích săn nhím dù chúng có thể bị đau hoặc chết vì lông nhím?

Trong rất nhiều cuộc chiến giữa sư tử và nhím, hầu như sư tử là loài thua cuộc và phải hứng chịu nhiều vết đâm từ gai nhọn nhất. Điều thú vị là bất chấp bị thương nhưng sư tử vẫn thích tấn công nhím. Tại sao lại như vậy?

Đăng ngày: 26/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News