Phát hiện xác ướp ma mút con lâu đời nhất
Được tìm thấy tại vùng đất đóng băng vĩnh viễn phía nam Siberia, xác ướp voi ma mút con Khroma là mẫu vật lịch sử vô cùng quý hiếm.
Những chú voi ma mút, như chúng ta thường thấy trên những chương trình khoa học giả tưởng hay phim ảnh, là loài vật hiền lành, chậm chạp và không hề ăn thịt người. Tuy nhiên, phát hiện trên có thể mở ra hướng đi mới về quá khứ phát triển của loài này, với đời sống không như con người vẫn nghĩ, đặc biệt trong giai đoạn người tối cổ xuất hiện.
Khoma, tên chú voi con, là một trong 6 xác ướp được tìm thấy tại Siberia trong suốt 200 năm qua. Theo chuyên gia động vật học người Pháp, ông Bernad Buigues, đối với xác ướp loại này, chúng ta không thể áp dụng phương pháp đồng vị các bon 14 để giám định niên đại, nó chỉ cho sự chuẩn xác với thời gian dưới 50.000 năm. Với khoảng thời gian lâu hơn, phương pháp này tỏ ra không chính xác.
Theo phân tích ban đầu, các nhà khoa học chưa xác định được, Khoma là chú voi con đực hay cái, nhưng đã chết khi mới khoảng 6 - 7 tháng tuổi. Một người thợ săn đã tìm thấy nó khi lớp băng vĩnh cửu tan ra trên bờ sông Khroma, cách phía Bắc Yakutsk (gần Bắc Băng Dương) khoảng 2.000 km. Một phần đầu và vòi của chú voi ma mút đã bị cáo tuyết ăn mất.
Hình ảnh xác ướp voi ma mút con.
Bằng phương pháp phân tích vi sinh ban đầu, các nhà khoa học nhận thấy, có khả năng, Khoma nhiễm loại bệnh dịch nào đó, có thể là bệnh than, vì phổi của chúng bị đen. Chính điều này yêu cầu một sự đề phòng nghiêm ngặt đối với việc tiếp xúc xác ướp nhằm ngăn chặn sự lây lan và cho các cuộc nghiên cứu sau.
Hiện Khoma được bảo quản trong băng đá, đựng trong một thùng chứa đặc biệt và gửi tới phòng thí nghiệm tại Grenoble, nơi duy nhất có phương pháp chẩn trị bằng tia gamma. Kỹ thuật này được sử dụng nhiều đối với các đối tượng của khảo cổ học hay tiền sử.
Nhà vật lý hạt nhân, Laurent Cortella phát biểu: “Chúng tôi đã sử dụng tia gamma để nghiên cứu xác ướp vua Ramsess II năm 1977. Xác ướp này này có tuổi thọ dưới 1.800 năm và bị một loại nấm tấn công. Đối với xác ướp voi ma mút con, nó chịu chịu tác động của việc chiếu 20.000 tia gamma trong suốt ba, bốn ngày”.
Cortella cho biết thêm: “Chúng tôi chưa từng xử lý những đối tượng hay hóa thạch được khai quật từ các khu bị đóng băng vĩnh viễn”. Sau khi phân tích, Khoma sẽ chuyển tới Puy-en-Valley, trung tâm nước Pháp để nghiên cứu, mổ xẻ để nghiên cứu thêm.
Nguồn: AFP

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù
Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.
