Phát lộ phế tích tháp Chăm Pa 1.000 năm tuổi

Sau hơn nửa tháng khai quật, một ngôi đền tháp Chăm Pa có niên đại sau thế kỷ thứ 10 đã được phát lộ. Ngôi đền tháp Chăm Pa này tại tổ 3, làng Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng).

Tiếp theo đợt khai quật khẩn cấp một di tích khảo cổ Chăm Pa giữa năm 2011 tại địa chỉ này, các nhà khảo cổ còn phát hiện thêm một vùng di tích rộng lớn có một phế tích là khu tháp Chăm Pa cách đây khoảng 1.000 năm.


Các công nhân đang tiến hành khai quật khu tháp

Tại quần thể phế tích này đáng chú ý nhất là một ngôi đền tháp Chăm Pa đã được các nhà khảo cổ phát hiện. Ông Võ Văn Thắng - Giám đốc Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng - cho biết, đơn vị này đã phối hợp với các nhà khảo cổ ở ĐH KHXH&NV (ĐH QG Hà Nội) tiếp tục khai quật để làm rõ tòa tháp Chăm Pa này. Qua đó có kế hoạch bảo vệ nhằm phục vụ công tác bảo tồn, giáo dục và du lịch.

Hiện tại ở khu di tích này, các nhà khoa học đang tiến hành khai quật trên tổng diện tích khoảng 500m2 để tiến hành làm rõ diện tích của ngôi tháp.

Qua xác định ban đầu, ngôi đền tháp Chăm Pa này có diện tích khoảng 16x16m với 4 góc tháp, 3 cửa phụ, 1 cửa chính. Hiện các nhà khảo cổ cũng đã xác định vị trí tháp chính, kích thước, vị trí trung tâm nơi đặt bệ thờ…

Trực tiếp chỉ huy việc khai quật tại khi tháp, ông Nguyễn Xuân Mạnh, các bộ giảng dạy bộ môn khảo cổ học (ĐH KHXH&NV-ĐH QG Hà Nội) cho biết, công việc sắp đến sẽ xác định các bậc lên xuống ở các cửa tháp, độ dày của tường tháp, xác định độ rộng của tường tháp, kết cấu nền móng dưới tháp… Sau khi xác định rõ ngôi đền tháp thì việc bảo tồn cũng sẽ được dễ dàng hơn.


Nền móng của một tòa tháp Chăm Pa có niên đại khoảng 1.000 được phát lộ

Giám đốc Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng - ông Võ Văn Thắng cho biết: “Ở khu phế tích này không phát hiện các hiện vật quý giá như lần khai quật trước mà chỉ phát hiện dấu tích nền móng của khu đền tháp rất to lớn”.

Ông Thắng cũng cho biết, mục đích của việc khai quật lần này là để tìm hiểu, xác định quy mô bổ sung vào hồ sơ xây dựng và bảo vệ di tích theo luật di sản. Hướng sắp đến là vừa bảo tồn, khai thác vừa phục vụ giáo dục và du lịch.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Đăng ngày: 16/01/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 10/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News