Phát minh mới giúp chẩn đoán sớm bệnh Alzheimer
Một phần mềm mới có tên gọi PredictAD, được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu Kỹ thuật Phần Lan, hứa hẹn cho phép chẩn đoán bệnh Alzheimer sớm, dựa trên cơ sở các phép đo đạc điện não cùng các cơ sở dữ liệu lưu trữ khác.
Tạp chí Bệnh Alzheimer của Hiệp hội Alzheimer quốc tế số ra tháng 11/2012 vừa công bố một công trình nghiên cứu mới, được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu Kỹ thuật Phần Lan (VTT) và Trường Đại học Hoàng gia London, có tên gọi PredictAD, cho phép phát hiện sớm bệnh Alzheimer với độ chính xác đáng tin cậy (so sánh với chẩn đoán lâm sàng).
Phần mềm này thực chất lưu trữ một kho dữ liệu lớn các thông tin được thu thập và nghiên cứu trên các hồ sơ của hàng trăm bệnh nhân có vấn đề về trí nhớ.
Bằng phép phân tích so sánh, các hệ thống máy móc sử dụng phần mềm này sẽ phản ánh tình trạng người bệnh thông qua một loạt các các chỉ số toán học và những hình ảnh đồ họa, cho phép “đọc” được nguy cơ mắc bệnh của người tiến hành thử nghiệm từ trước đó 9 tháng đến 1 năm.
Bệnh Alzheimer - thủ phạm chính gây suy giảm trí lực
Trước khi có phần mềm này, việc chẩn đoán bệnh Alzheimer chủ yếu vẫn dựa vào các xét nghiệm lâm sàng và tâm lý học thần kinh kèm theo kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI). Việc kiểm tra lâm sàng này thường được thực hiện trễ, và trung bình mất khoảng 20 tháng mới phát hiện được bệnh.
Việc chẩn đoán sớm bệnh Alzheimer đóng vai trò không nhỏ trong việc trì hoãn cơ chế phát sinh và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Theo quan điểm nghiên cứu lâm sàng, việc chẩn đoán bệnh sớm, kết hợp với các phương pháp chăm sóc khoa học mới, sẽ giúp giảm đau đớn và tạo điều kiện để người bệnh được điều trị và chăm sóc hiệu quả hơn.
VTT cho biết sẽ tiếp tục đầu tư một khoản tiền lớn để nhằm nhân rộng số lượng các phòng khám hỗ trợ thiết bị kiểm tra này, để chẩn đoán không chỉ bệnh Alzheimer, mà còn cả các bệnh khác có nguy cơ làm giảm trí lực.
Theo báo cáo của Hiệp hội Alzheimer quốc tế, Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng giảm trí lực ở con người, và cũng là căn bệnh có tỷ lệ tử vong không giảm.
Ước tính trong năm 2010, khoảng 35,6 triệu người trên toàn thế giới đang phải sống chung với Alzheimer, và dự kiến, con số này sẽ tăng lên đến 65,7 triệu vào năm 2030.
Thực trạng trên dĩ nhiên kéo theo hệ quả: nhân loại phải tiêu tốn một khoản chi phí lớn khủng khiếp cho việc chữa trị căn bệnh này. Chỉ tính riêng trong năm 2010, thế giới đã tiêu tốn khoảng 604 tỷ USD cho việc chữa trị Alzheimer, trong đó khoảng 70% chi phí được thực hiện tại Bắc Mỹ và Tây Âu. Chi phí chữa trị căn bệnh đáng sợ này cũng chiếm khoảng 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia trên thế giới gộp lại.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.
