Phát triển thành công vật liệu rải đường từ rác thải

Vật liệu tổng hợp mới có độ kết dính cao, có tính đàn hồi và chống chịu tốt với nhiều điều kiện thời tiết.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov (PRUE), Nga, tạo ra vật liệu bền từ rác thải tái chế, Sputnik News hôm 17/12 đưa tin. Họ tin rằng điều này giúp giảm khí thải độc hại sinh ra từ quá trình sản xuất polymer do vật liệu tái chế sẽ thay thế phần nào cho vật liệu mới.

Phát triển thành công vật liệu rải đường từ rác thải
Trong tương lai, mặt đường có thể được làm từ vật liệu tái chế mới. (Ảnh: Munson Inc).

Thành tựu chính của nghiên cứu là tạo ra vật liệu tổng hợp bitumen-polymer mới với độ kết dính cao, có tính đàn hồi và chống chịu tốt hơn với các điều kiện thời tiết khác nhau. Vật liệu này có thể dùng để sản xuất hỗn hợp rải đường, đá lát và một số sản phẩm khác.

"Vật liệu mới rất bền. Chúng tôi đã thử nghiệm chất kết dính bitumen cho bê tông nhựa. Chúng tôi cũng xác định được tỷ lệ tối ưu của các thành phần khác nhau trong chất kết dính bitumen nhằm đảm bảo hấp thụ bức xạ điện từ vi sóng hiệu quả và tạo ra mặt đường bê tông nhựa tự lành", Anatoly Olkhov, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Công nghệ và Vật liệu tổng hợp tiên tiến tại PRUE, cho biết.

"Vật liệu mới được phát triển nhờ sử dụng các vật liệu polymer tổng hợp hiện đại, các hạt kích thước nano và polymer sinh học tự nhiên", Olkhov bổ sung. Việc phát triển vật liệu từ rác thải tái chế, ví dụ như các bao gói, sẽ góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do lượng lớn rác thải lâu phân hủy gây ra.

Nhóm nghiên cứu dự định áp dụng dần những ý tưởng của mình vào việc làm đường và các lĩnh vực khác. Nghiên cứu mới nằm trong dự án "Phát triển công nghệ tái chế vật liệu polymer thứ cấp để sản xuất các sản phẩm phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nam Cực hứng chịu 32.000 trận động đất trong ba tháng

Nam Cực hứng chịu 32.000 trận động đất trong ba tháng

Nghiên cứu mới cho thấy lục địa Nam Cực đang trải qua sự gia tăng đột biến trong hoạt động địa chấn.

Đăng ngày: 21/12/2020
Rộng tới 4.200km2, tảng băng trôi lớn nhất thế giới này sắp gây ra sự kiện

Rộng tới 4.200km2, tảng băng trôi lớn nhất thế giới này sắp gây ra sự kiện "đại thảm họa"

Các nhà khoa học đang chuẩn bị cho một sứ mệnh khẩn cấp khi tảng băng trôi lớn nhất thế giới chuẩn bị va chạm trực tiếp với đảo Nam Georgia ở Nam Đại Tây Dương trong vài ngày tới.

Đăng ngày: 19/12/2020
Mực nước biển đang tăng giảm bất thường

Mực nước biển đang tăng giảm bất thường

“Mực nước biển đang tăng lên ở một số nơi, nhưng ở khu vực khác lại đang giảm xuống”, Jacky Austerman, trợ lý giáo sư về Trái đất và khoa học môi trường cho biết.

Đăng ngày: 16/12/2020
Những hòn đảo kỳ lạ có côn trùng không biết bay

Những hòn đảo kỳ lạ có côn trùng không biết bay

Mặc dù phần lớn các loài côn trùng trên thế giới biết bay, nhưng một bộ phận thiểu số đã " từ bỏ" khả năng này. Đó chính là tình trạng xảy ra trên những hòn đảo nhỏ nằm giữa Nam Cực và Úc.

Đăng ngày: 14/12/2020
Biến đổi khí hậu khiến nhiều đảo nhỏ mở rộng diện tích

Biến đổi khí hậu khiến nhiều đảo nhỏ mở rộng diện tích

Trong thập niên qua, các nhà khoa học lại nhận thấy hiện tượng gây băn khoăn là nhiều đảo “bành trướng” về diện tích trước hiện tượng nước biển dâng.

Đăng ngày: 13/12/2020
Nghiên cứu mới giúp cắt giảm phát thải carbon vừa dễ vừa rẻ

Nghiên cứu mới giúp cắt giảm phát thải carbon vừa dễ vừa rẻ

Các nhà nghiên cứu tại Viện Tiêu chuẩn và kỹ thuật quốc gia (NIST) đã tạo ra một phương pháp có tiềm năng giảm phát thải khí carbonic (CO2) từ các nhà máy và cắt bớt chi phí sản xuất hóa chất.

Đăng ngày: 12/12/2020
Không phải gió, phần đáng sợ nhất của một cơn bão là một yếu tố đầy bất ngờ!

Không phải gió, phần đáng sợ nhất của một cơn bão là một yếu tố đầy bất ngờ!

Khi có tin tức về một cơn bão chuẩn bị đổ bộ, bạn sẽ được nghe rất nhiều về nước biển dâng cao hơn so với thông thường (Storm Surge).

Đăng ngày: 12/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News