Phẫu thuật đục thủy tinh thể cho báo tuyết

Con báo tuyết cái được các bác sĩ thú y cấy ghép thấu kính nội nhãn để chữa đục thủy tinh thể do tuổi già.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể cho báo tuyết
Linghan nằm trên bàn mổ. (Ảnh: Global Times).

Con báo tuyết lớn tuổi tên Linghan được phẫu thuật đục thủy tinh thể ở mắt phải tại vườn thú động vật hoang dã cao nguyên Thanh Tạng hay còn gọi là vườn thú Tây Ninh ở tỉnh Thanh Hải phía tây bắc Trung Quốc vào sáng ngày 26/11. Trong ca phẫu thuật kéo dài 3 giờ, sau khi gây mê cho Linghan, nhóm bác sĩ thú y đứng đầu là Jin Yipeng, phó giám đốc Trường Thú y thuộc Đại học Nông nghiệp, loại bỏ cườm mắt và cấy ghép thấu kính nội nhãn cho nó.

Cườm mắt hay đục thủy tinh thể là tình trạng vẩn đục thủy tinh thể phía sau mống mắt, làm giảm tầm nhìn. Thấu kính nội nhãn thay thế thủy tinh thể bị đục. Theo bác sĩ Jin, ca mổ diễn ra thuận lợi và ông khá lạc quan về khả năng hồi phục của Linghan.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể cho báo tuyết
Linghan ở vườn thú Tây Ninh. (Ảnh: Global Times).

Các cán bộ bảo vệ động vật hoang dã giải cứu Linghan và đưa nó về vườn thú Tây Ninh hồi tháng 1 sau khi tìm thấy con báo bị thương. Kết quả kiểm tra hé lộ con báo 11 năm tuổi. Do lớn tuổi, nó gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và bác sĩ thú y đã tiến hành vài ca phẫu thuật cho nó từ tháng 2.

Vườn thú Tây Ninh đang nuôi tổng cộng 12 con báo tuyết, bao gồm cá thể duy nhất được thụ tinh nhân tạo ở Trung Quốc. Theo Quỹ bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF), có khoảng 4.000 - 6.000 con báo tuyết còn sót lại trong tự nhiên ở 12 nước Trung Á bao gồm Trung Quốc, Bhutan, Nepal, Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Nga và Mông Cổ. Trong đó, ước tính 2.000 - 2.500 cá thể sống ở Trung Quốc, nơi báo tuyết nằm trong nhóm động vật được bảo vệ.

Báo tuyết thuộc danh mục động vật dễ tổn thương theo xếp hạng của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Chúng đang đối mặt với nhiều mối đe dọa như mất môi trường sống và biến đổi khí hậu. Báo tuyết thích nghi hoàn hảo với môi trường núi cao nhờ lớp lông dày và bàn chân rộng, theo National Geographic. Chúng thường cao 1,2 - 1,5 m và nặng 27 - 54 kg.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bò xem phim VR vắt được nhiều sữa hơn

Bò xem phim VR vắt được nhiều sữa hơn

Nghiên cứu cho rằng xem một số hình ảnh có thể giúp bò thoải mái, cho ra nhiều sữa hơn.

Đăng ngày: 29/11/2019
Hóa ra cá heo cũng có

Hóa ra cá heo cũng có "tay thuận" và nó giống loài người đến ngoài sức tưởng tượng

Cộng đồng cá heo hóa ra cũng chia ra 2 phe: thuận bên trái và thuận bên phải.

Đăng ngày: 29/11/2019
Hươu chết với 7kg nhựa trong dạ dày

Hươu chết với 7kg nhựa trong dạ dày

Xác con hươu hoang dã với đầy rác thải nhựa trong dạ dày được tìm thấy ở Thái Lan lên hồi chuông cảnh báo về ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 27/11/2019
Hàu tạo ra ngọc trai như thế nào?

Hàu tạo ra ngọc trai như thế nào?

Mặc dù không phải là loài có khả năng tạo ra ngọc trai nhiều nhất nhưng hàu cho đến nay vẫn là loài động vật thân mềm chủ yếu được nuôi để cấy ngọc trai. Vậy làm sao để hàu có thể tạo ra ngọc trai? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Đăng ngày: 27/11/2019
Đây là công thức chính xác nhất để đổi tuổi chó ra tuổi người

Đây là công thức chính xác nhất để đổi tuổi chó ra tuổi người

Vào thời điểm răng sữa bắt đầu mọc, 7 tuần tuổi của chó tương ứng với 9 tháng tuổi của con người.

Đăng ngày: 27/11/2019
Loài cóc mào được cứu khỏi nguy cơ tuyệt chủng nhờ thụ tinh nhân tạo

Loài cóc mào được cứu khỏi nguy cơ tuyệt chủng nhờ thụ tinh nhân tạo

Một con cóc Puerto Rico cực kỳ nguy cấp lần đầu tiên được sinh ra nhờ thụ tinh trong ống nghiệm trong nỗ lực của các nhà khoa học Mỹ nhằm cứu loài cóc mào khỏi sự tuyệt chủng, tuyên bố này vừa được đưa ra hôm thứ Sáu.

Đăng ngày: 25/11/2019
Con tê giác Sumatra cuối cùng ở Malaysia đã chết vì ung thư

Con tê giác Sumatra cuối cùng ở Malaysia đã chết vì ung thư

Loài tê giác Sumatra đã chính thức tuyệt chủng tại Malaysia sau khi Iman, con tê giác cuối cùng được biết đến của loài này, vừa chết ngày 23-11 vì ung thư.

Đăng ngày: 25/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News