'Phép màu phóng xạ' làm muỗi vô sinh
Kỹ thuật làm vô sinh muỗi là kỹ thuật thả những con muỗi đực đã bị làm vô sinh vào quần thể.
Chúng giao phối với muỗi cái, khiến muỗi cái đẻ ra những trứng ung và bằng cách đó tiêu diệt được quần thể muỗi. Nhiều người coi đây là phương pháp hiệu nghiệm để loại trừ sự lan truyền bệnh sốt rét ở châu Phi.
Phương pháp làm vô sinh muỗi nói trên (The Sterile Insect Technique, viết tắt là SIT) đã được giới thiệu tỉ mỉ trên Tạp chí Malaria Journal.
Bước đầu tiên của phương pháp SIT là tạo ra một thế hệ muỗi đực vô sinh.
Tiến sĩ Mark Benedict, nhà nghiên cứu tại Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) là người phụ trách dự án khống chế sự lan truyền của muỗi Anopheles tại vùng châu Phi cận Sahara, nói: “SIT có một vai trò rất độc đáo. Là một bộ phận của chương trình phòng trừ tổng hợp các loại côn trùng có hại, SIT có thể làm giảm hiện tượng nhờn với thuốc trừ côn trùng của muỗi.
Phương pháp SIT phát huy tác dụng sẽ làm giảm dần số lượng của quần thể côn trùng và theo lý thuyết đến một lúc nào đó sẽ tiêu diệt được hoàn toàn loài muỗi làm lan truyền bệnh sốt rét trong một vùng nhất định”.
Bước đầu tiên của phương pháp SIT là tạo ra một thế hệ muỗi đực vô sinh (bằng phương pháp chiếu tia phóng xạ), thả chúng vào môi trường để giao phối với muỗi cái. Vì muỗi cái chỉ giao phối một lần trong đời, nên chúng sẽ không thể cho ra đời thế hệ sau. Nhờ vậy, quần thể muỗi sẽ giảm dần.
Khác với khi dùng thuốc diệt côn trùng chúng sẽ bị chết đồng loạt. Tuy nhiên, dù sao cũng vẫn còn nhiều con sống sót vì không tiếp xúc với thuốc hoặc lượng thuốc chưa đủ giết chết chúng. Những con sống sót này sẽ cho ra đời một thế hệ mới kháng thuốc, nghĩa là với chúng thuốc mất tác dụng hoặc phải dùng với lượng cao hơn, gây ô nhiễm môi trường.
Nhận định về phương pháp mới này, Tiến sĩ Benedict cho biết: “Phương pháp SIT tỏ ra có hiệu quả cao trên một khu vực rộng, hạn chế được ô nhiễm (phải phun thuốc trong nhà và xử lý nguồn nước để diệt bọ gậy) do dùng thuốc trừ côn trùng. Hy vọng nó có thể trở thành phép màu để diệt trừ bệnh sốt rét cho những nước nghèo”.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
