Philippines: Bão Bopha làm 900 người chết, mất tích
Theo thống kê mới nhất công bố ngày 6/12, đã có hơn 250.000 người mất nhà cửa, 477 người thiệt mạng và khoảng 380 người vẫn còn mất tích sau hai ngày siêu bão Bopha đổ bộ vào Philippines.
Công tác cứu hộ và tìm kiếm người mất tích, ổn định chỗ trú tạm thời cho những người mất nhà cửa đang diễn ra hết sức khẩn trương. Các trường học, trung tâm thể thao và các tòa nhà công sở đã tạm thời được huy động làm nơi lánh bão.
Thi thể nạn nhân cơn bão tại thị trấn New Bataan,
thung lũng Compostela, miền Nam Philippines ngày 5/12.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã chỉ thị các cơ quan chức năng gửi đồ tiếp tế, nhu yếu phẩm như lương thực, thuốc men tới các vùng dân cư ở bờ biển phía Đông Mindanao, nơi hiện có ba thị trấn với khoảng 150.000 dân đang bị cô lập do lở đất và hệ thống hạ tầng giao thông bị phá hủy nghiêm trọng.
Trong khi đó, cộng đồng quốc tế cũng đã nhanh chóng bày tỏ tình đoàn kết với người dân và Chính phủ Philippines. Các nước Mỹ, Nhật Bản và Singapore cho biết đã gửi các khoản cứu trợ khẩn cấp và cử một đội cứu hộ tới Mindanao.
Hội Chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đã đề nghị khoản cứu trợ 4,9 triệu USD và cảnh báo trong những ngày tới số người cần giúp đỡ sẽ tăng mạnh. Chính phủ Philippines cũng đã đề nghị Tổ chức Di trú quốc tế có trụ sở tại Thụy Sĩ hỗ trợ làm các nhà lưu động khẩn cấp để hỗ trợ các nạn nhân vùng thiên tai.
Bão Bopha đổ bộ vào bờ biển phía Đông Mindanao từ sáng 4/12 vừa qua, đem theo mưa lớn và gió mạnh, khiến hơn 87.000 người phải sơ tán đến các trại tạm trú khẩn cấp. Đây là cơn bão thứ sáu và là cơn bão lớn nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay.
Trung bình mỗi năm Philippines phải hứng chịu khoảng 20 trận bão. Hồi tháng 12/2011, cơn bão Washi đã hoành hành ở Mindanao làm hơn 1.200 người thiệt mạng và hàng trăm người mất nhà cửa.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
