Phim quảng cáo bảo vệ gấu
Một đứa trẻ bị ngã dập đầu gối trong khi đang chơi đùa cùng với em gái. Bà bé giục nhanh nhanh lấy mật gấu bôi vào, nhưng mẹ bé không đồng ý.
Người mẹ nói không nên dùng mật gấu mà hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Đó là những tình tiết trong đoạn phim dài 36 giây mang tên "Mật gấu không phải là thần dược" do Trung tâm Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) dự kiến sẽ phát trên truyền hình quốc gia và các địa phương vào đầu năm nay.
Đoạn phim là một trong các nỗ lực nhằm làm giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ mật gấu tại Việt Nam, bảo vệ loài vật đang có nguy cơ tuyệt chủng này.
Mật gấu thường được đóng trong lọ nhỏ để bán. (Ảnh: ENV)
Theo báo cáo của ENV, hồi tháng 11, về thái độ và hành vi đối với việc sử dụng mật gấu ở Việt Nam, thì có đến 22% người dân thừa nhận từng sử dụng mật gấu và 72,5% số người sử dụng mật gấu cho biết họ thường dùng mật gấu để điều trị những vấn đề sức khỏe như thâm tím, đau cơ, tiêu hóa hay viêm khớp.
Tuy nhiên có tới hơn một nửa số người từng dùng mật gấu đã từ bỏ việc dùng thứ này vì mật gấu không đem lại hiệu quả.
“Việc sử dụng mật gấu đe dọa tới tương lai của loài gấu. Đến gặp bác sĩ là giải pháp tốt nhất khi phải đối mặt với vấn đề về sức khỏe. Việc làm này không chỉ vì sức khỏe của bản thân, mà còn góp phần cho việc bảo vệ loài gấu ở Việt Nam", ông Trần Việt Hưng, Trưởng phòng Truyền thông và Nâng cao Nhận thức của ENV, nói.
Hiện có hai loài gấu sống ở Việt Nam, là gấu ngựa (ursus thibetanus) và gấu chó (helarctos malayanus). Cả hai loài này hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng do nạn săn bắt, buôn bán trái phép phục vụ nhu cầu khai thác mật để làm thuốc.
Video "Mật gấu không phải là thần dược" của ENV:

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Khả năng kỳ lạ của mèo
Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !
