Phòng ngừa 5 dịch bệnh lây nhiễm mùa cận Tết

Bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm, cúm gia cầm, liên cầu lợn khuẩn là 5 bệnh có nguy cơ bùng phát và lây lan trong tiết trời vào đông sang xuân.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, khuyến cáo phòng ngừa đối với một số dịch bệnh có nguy cơ lây nhiễm trong mùa đông xuân 2015-2016.

Bệnh tay chân miệng

Là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus đường ruột gây ra, dễ lây truyền từ người sang người theo đường tiêu hóa và tiếp xúc, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi. Tỷ lệ người lành mang trùng chiếm 71%. Trong 10 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 46.646 ca, 6 người tử vong. So với cùng kỳ năm 2014, số ca mắc giảm 31,2%.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước, thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ, tuy nhiên có thể nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

Khuyến cáo cộng đồng phòng bệnh:

.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày ở cả người lớn và trẻ em. (Ảnh: Lê Phương).

Sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm virus Dengue cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Trong 10 tháng đầu năm cả nước ghi nhận 58.633 trường hợp mắc tại 52 tỉnh thành phố, 42 trường hợp tử vong.

Khuyến cáo phòng sốt xuất huyết trong cộng đồng:

Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Bệnh cúm

Là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đặc biệt ở trẻ em.

Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong.

Virus cúm A có khả năng gây nhiễm các loài động vật có vú (như lợn và ngựa), các loài chim và gia cầm. Tất cả tuýp virus cúm A tồn tại trong quần thể chim nước hoang dại. Virus cúm B và C chỉ gây bệnh ở người. Thời gian ủ bệnh ngắn, từ 1-5 ngày, trung bình là 2 ngày. Mọi người đều có khả năng cảm nhiễm cao với bệnh. Tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng virus cúm mới rất cao, có thể lên tới 90% cả người lớn và trẻ em.


Mọi người đều có khả năng cảm nhiễm cao với bệnh cúm mùa.

Khuyến cáo cộng đồng phòng bệnh cúm mùa:

Bệnh cúm gia cầm

Đặc điểm của bệnh:

Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus cúm tuýp A, với các triệu chứng thường gặp là sốt cao trên 38 độ C, ho, khó thở, suy hô hấp có thể dẫn đến tử vong.

Tác nhân gây bệnh là virus cúm A thường biến dị nhanh. Có tính sinh bệnh cao, có khả năng gây bệnh nặng ở người. Chim có thể đào thải virus ít nhất 10 ngày theo đường miệng và phân. Có khả năng truyền trực tiếp từ chim, gia cầm sang người. Nếu có nhiều người mắc bệnh thì làm tăng khả năng là người bệnh trở thành nơi trộn lẫn các virus cúm người và động vật tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái tổ hợp hình thành virus mới với gene virus cúm người.

Có thể tồn tại lâu ở môi trường, đặc biệt ở nhiệt độ thấp, có thể sống hàng tháng ở nhiệt thấp. Ở nhiệt độ 37 độ C có thể sống nhiều ngày trong phân của gia cầm.

Khuyến cáo cộng đồng phòng bệnh cúm gia cầm:

Bệnh liên cầu lợn ở người

Bệnh liên cầu lợn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn liên cầu lợn có tên khoa học là Streptococcus Suis lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn mắc bệnh. Bệnh có các biểu hiện lâm sàng đa dạng, hay gặp nhất là thể viêm màng não và sốc nhiễm khuẩn:

Viêm màng não: Sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác... xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.

Sốc nhiễm khuẩn: Sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng... dẫn đến hôn mê và tử vong.

Thời gian ủ bệnh trung bình từ khi phơi nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên khoảng 2 ngày, dao động từ 3 giờ đến 14 ngày. Người bị nhiễm S.suis thường do tiếp xúc trực tiếp (chăn nuôi, giết mổ) hoặc sử dụng các sản phẩm từ lợn như tiết canh, thịt, phủ tạng của lợn ốm, chết chưa được nấu chín. Trong 11 tháng đầu năm 2015, ghi nhận 82 trường hợp mắc mới, 10 trường hợp tử vong.

Khuyến cáo cộng đồng phòng bệnh liên cầu:

Ngoài ra cần cẩn trọng với các bệnh truyền nhiễm khác như sởi, rubella, bạch hầu...

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất