Phóng tên lửa để kiểm tra điều kiện khí quyển

Những nhà vật lý học không gian của Đại học Clemson đã đi khắp thế giới để phóng tên lửa kiểm tra điều kiện khí quyển.

Các nhà khoa học gần đây đã phóng một loạt bốn quả tên lửa trên vùng trời Alaska để nghiên cứu sự nhiễu loạn trong tầng khí quyển bên trên. Những lần phóng này được thực hiện tại Khu vực nghiên cứu Poker Flat phía Bắc Fairbanks, nằm trong chiến dịch tên lửa của NASA.

Giáo sư vật lý và thiên văn học Gerald Lehmacher là người điều hành thí nghiệm này với sự trợ giúp của nghiên cứu sinh Shelton Simmons và Liyu Guo.

Lehmacher cho biết: “Sau sáu ngày thời tiết nhiều mây và có tuyết rơi, chúng tôi đã có được điều kiện hoàn hảo với bầu trời đêm trong, không trăng bên trên lãnh thổ Alaska. Chúng tôi cần điều kiện quan sát tốt nhất từ 3 vị trị máy quay để có thể chụp được những vệt sáng chất nổ trong tên lửa tạo ra trên tầng khí quyển bên trên”.

Lần phóng tên lửa thứ tư tại Khu vực nghiên cứu Poker Flat. (Ảnh: Craig J. Heinselman)

Tên lửa được sử dụng là loại Terrier Orions 35 phút, hai hành trình. Chúng giải phóng nhôm trimethyl tạo ra một vệt sáng dạng hơi ở độ cao 87 dặm. Những máy quay siêu nhạy dưới mặt đất theo dõi những vệt sáng đó. Từ đó Lehmacher và nhóm nghiên cứu có thể phân tích gió ở tầng khí quyển bên trên bằng cách theo dõi sự hình thành, phân tán và lan rộng của vệt sáng. 2 tên lửa có thêm lượng thuốc nổ với thiết bị đo đạc để đo mật độ electron, nhiệt độ trung bình, và những nhiễu loạn.

Nghiên cứu này là hợp tác của Celmson với Đại học bang Penn và Học viện vật lý khí quyển Leibniz tại Đức. Đại học Alaska trợ giúp nghiên cứu rađa laze mặt đất và các thiết bị quang học khác. Dự án do NASA tài trợ trong vòng 3 năm.

Tháng 1, các nhà vật lý học của Clemson đã đến Nauy để thực hiện một thí nghiệm chung với các nhà khoa học Nhật Bản để nghiên cứu gió và sự lưu thông khí quyển. Đo đạc được thực hiện với thiết bị gắn trên tên lửa S-310 của Nhật Bản được phóng từ Khu vực tên lửa Andoya phía Bắc Nauy, cùng với rađa và camara mặt đất.

Thí nghiệm có sự tham gia của Cơ quan thăm dò hàng không Nhật Bản và Khoa vật lý và thiên văn học tại Clemson. Giáo sư Miguel Larson là nhà nghiên cứu chịu trách nhiệm đo đạc gió trên tên lửa được gắn thiết bị, với sự trợ giúp của 3 sinh viên đại học Lucas Hurd, Matt Jenkins, và Matt Henderson

Từ khóa liên quan:

tên lửa

điều kiện

khí quyển

S-310

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News