Phóng xạ cao kỷ lục tại nhà máy điện hạt nhân Nhật
Công ty điện lực Toyko (TEPCO) hôm qua cho hay họ ghi nhận được mức phóng xạ cao kỷ lục tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.
>> Có phóng xạ cao trong bùn ngầm tại Fukushima
>> Nhật Bản vừa phát triển vật liệu mới khử phóng xạ
Mức độ phóng xạ lên tới ít nhất 10 đơn vị sievert/giờ gần khu vực có các mảnh vỡ do tác động của sóng thần, nằm giữa các lò phản ứng số 1 và số 2 của nhà máy Fukushima I. Số liệu mới được công bố vượt xa so với mức từ 3 tới 4 sievert/giờ được ghi nhận tại lò phản ứng số 1 hôm 3/6.
"Ba công nhân đã bị phơi nhiễm một lượng phóng xạ lên tới 4 millisievert khi đang đo phóng xạ", một nữ phát ngôn viên của TEPCO cho hay. "Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân của mức độ phóng xạ cao này."
Các công nhân làm việc tại nhà máy Fukushima I. Ảnh: AP
Sievert là đơn vị đo mức độ nhiễm phóng xạ vào cơ thể con người, lấy theo tên của nhà vật lý y khoa người Thụy Điển Rolf Sievert.Trong khi đó, một millisievert bằng một phần nghìn của một sievert.
Chính phủ Nhật và TEPCO cho biết họ vẫn đang theo đuổi mục tiêu đưa các lò phản ứng tại nhà máy Fukushima I tới trạng thái nguội lạnh an toàn vào tháng 1/2012. Thông tin mới nhất đó là một hệ thống lưu thông nước đã được thiết lập.
Nhà máy Fukushima I bị hư hại nghiêm trọng sau thảm họa động đất sóng thần tại Nhật Bản hôm 11/3. Các lò phản ứng bị hỏng dẫn tới các thanh nhiên liệu nóng chảy làm dấy lên lo lắng về việc phóng xạ thoát ra môi trường bên ngoài. 10.000 người dân hiện vẫn phải sống tại các khu di tản sau khi buộc phải bỏ nhà cửa nằm trong khu vực quanh nhà máy.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.
