Phóng xạ Fukushima lan đến bờ biển Mỹ
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện dấu vết phóng xạ rò rỉ từ thảm họa hạt nhân Fukushima 2011 ở ngoài khơi bờ biển California.
>>> Phóng xạ Fukushima đến bờ biển Bắc Mỹ
Thông báo của Viện Hải dương học Woods Hole (WHOI) cho hay, đồng vị phóng xạ liên quan đến Fukushima được phát hiện cách thành phố Eureka, phía bắc bang California, khoảng 160km về phía tây.
Trong chuyến thám hiểm nghiên cứu từ Alaska đến California, các tình nguyện viên đã thu thập các mẫu nghiên cứu chứa một lượng nhỏ đồng vị cesium-134, hay dấu vết của thảm họa hạt nhân Fukushima.
Các chấm tròn biểu hiện vị trí thu thập mẫu nước biển trong nghiên cứu. Chấm tròn xanh hiển thị mức độ phóng xạ thấp, chấm tròn trắng thể hiện vị trí không phát hiện dấu hiệu phóng xạ. (Ảnh: WHOI)
Mức độ phóng xạ thấp hơn khoảng 1.000 lần so với giới hạn có thể chấp nhận đối với nguồn nước uống theo tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA). Hay nói cách khác, nó thấp dưới mức có thể gây nguy hiểm cho con người hoặc sinh vật biển. Tuy nhiên theo Ken Buesseler, chuyên viên nghiên cứu của WHO, dù cảm thấy miễn cưỡng khi đánh giá thấp điều này, ông cũng không nghĩ đến việc sẽ bơi lội hay ăn cá được đánh bắt tại đây.
Chuyên gia của WHO tin rằng vấn đề quan trọng hiện nay là tiếp tục theo dõi mức độ phóng xạ ở các đại dương. Phóng xạ ở Thái Bình Dương có thể lan truyền và đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ.
Theo RT, các nhà hải dương học người Canada từng phát hiện cesium-134 ở khu vực ngoài khơi đảo Vancouver năm 2013. Trong khi đó, nghiên cứu của Đại học Oregon, Mỹ, không tìm thấy dấu hiệu phóng xạ trong mẫu nước biển thu thập dọc bờ biển tây bắc Thái Bình Dương.
Thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà máy điện hạt nhân Fukushima, kéo theo việc rò rỉ của ba lò phản ứng hạt nhân. Nước nhiễm xạ, vốn là lượng nước ngầm được bơm vào nhà máy mỗi ngày để làm mát các lò phản ứng, đang rò rỉ ra đại dương. Việc khử xạ có thể kéo dài hàng thập kỷ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
