Phóng xạ ở Fukushima 1 lên mức cực kỳ nguy hiểm

Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) thông báo nồng độ phóng xạ đo được trong lò phản ứng số 2 Nhà máy điện Fukushima 1 đã lên mức 73 sievert/giờ, mức cực kỳ nguy hiểm đối với sinh vật sống và ngay đến cả robot với khả năng kháng phóng xạ như hiện nay cũng không thể làm việc được trong môi trường như vậy.

>>> Nhiệt độ lò phản ứng nhà máy Fukushima tăng cao

Theo tờ Thời báo Nhật Bản số ra ngày 29/3, con người chỉ cần phơi nhiễm nồng độ phóng xạ 73 sievert trong vòng 1 phút cũng đủ để gây nôn mửa, sốc phóng xạ và phơi nhiễm kéo dài 7 phút sẽ gây tử vong trong vòng 1 tháng sau đó.

Theo tiêu chuẩn đo lường hiện nay, 1 sievert tương đương 1000 milisievert và 73 sievert sẽ bằng 73.000 milisivert. Mức phơi nhiễm thông thường của một người bình thường trong một năm là 1 milisivert trong khi ngưỡng phơi nhiễm cho phép đối với các tác nghiệp viên tại nhà máy điện Fukushima số 1 là từ 100-250 milisievert/năm.

Các chuyên gia cho rằng sở dĩ mức phóng xạ cao như vậy là do mực nước đo được trong khoang chứa lò phản ứng số 2 cạn đến mức chỉ còn 60cm.

Trước đây, TEPCO dự đoán lượng nước trong khoang chứa lò phản ứng khoảng 3,5 - 4m. TEPCO cho rằng có sự sai lệch là do đồng hồ đo áp lực dùng để dự đoán đã không hiển thị đúng và kết luận rằng “nhiên liệu đang nguội đi, nhưng chưa trong tình trạng có thể lấy nhiên liệu ra ngoài".

Dữ liệu cuộc điều tra lần này sẽ là tư liệu phục vụ cho dự đoán tình trạng tổn hại của lò phản ứng và lượng nước ô nhiễm. Khoảng 80 lít nước nhiễm xạ trong tổng số 120 tấn nước bị rò rỉ ngày 26/5 đã chảy ra biển.

TEPCO cho biết hiện giờ nồng độ phóng xạ tại lò số 2 quá cao để đưa robot, máy soi và các thiết bị khác. Người phát ngôn của TEPCO cho rằng cần phải phát triển các thiết bị có khả năng làm việc trong môi trường phóng xạ siêu cao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News