Phóng xạ ở Tokyo không xuất phát từ Fukushima
Giới chức Nhật Bản cho hay phóng xạ cao bất thường được phát hiện ở Tokyo không liên quan tới nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.
>>> Phát hiện phóng xạ cao bất thường tại thủ đô Nhật
Các nhân viên y tế kiểm tra phóng xạ cho người dân. (Ảnh: Picssite)
Hôm qua, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy mức phóng xạ cao 3,35 microsievert một giờ ở quận Setagaya của thủ đô Tokyo. Mức phóng xạ này cao hơn cả mức ở các khu vực sơ tán quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, khiến giới chức phải mở một cuộc điều tra nguyên nhân.
Theo News, tối cùng ngày, thị trưởng Nobuto Hosaka cho hay phóng xạ được tìm thấy trong một số chai lọ chứa chất phóng xạ ở tầng hầm của một ngôi nhà gần đó. Các thanh tra của Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật tin rằng đó là radium, một chất phóng xạ từng được sử dụng làm sáng lớp sơn của đồng hồ.
Thanh tra xác định điểm nóng phóng xạ không liên quan đến nhà máy hạt nhân Fukushima, do không phát hiện thấy nguyên tố cesium. Cesium là một trong những nguyên tố phóng xạ chính bị rò rỉ khi nhà máy Fukushima bị thiên tai tàn phá.
Cảnh sát đang điều tra xem chủ nhân của những chiếc chai trên có vi phạm luật cấm sở hữu chất phóng xạ hay không.
Trận động đất và sóng thần ngày 11/3 đã gây hư hại cho nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 và dẫn đến cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất ở Nhật Bản. Tuy chính phủ cho biết sự rò rỉ hạt nhân đã được kiềm chế và tình hình nhà máy đang dần ổn định, nhưng phóng xạ vẫn là nỗi lo lắng thường trực của người dân Nhật Bản.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
