Phóng xạ trong không khí tại Hà Nội có xu hướng giảm
Chiều tối 14/4, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) thông báo mức độ phóng xạ đo được tại Hà Nội ở mức rất thấp và đang có xu hướng giảm dần.
Theo chuyên gia, chất phóng xạ đo được trong không khí tại Hà Nội là I-131, Cs-134 và Cs-137 đang ở ngưỡng rất thấp và đang có xu hướng giảm. Cùng ngày 14/4, các trạm quan trắc thuộc Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) tiếp tục ghi nhận chất phóng xạ trong không khí tại Đà Lạt và TP.Hồ Chí Minh cũng ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
Theo tính toán của chuyên gia, đám mây phóng xạ đang tồn tại trên vùng Đông Nam Á, tiếp tục lan rộng đến Ấn Độ và xuống Nam Bán Cầu. Tuy nhiên, nồng độ hạt nhân phóng xạ đo được tại các trạm quan trắc ở Đông Nam Á thấp hơn mức cho phép hàng trăm nghìn lần và không làm thay đổi nền phông phóng xạ hiện tại trong vùng.
Hình ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ cho khu vực Đông Nam Á, dự đoán lúc 2h giờ ngày 16/4. (Nguồn ảnh: VAEI).
Ngày 14/4, Bộ Khoa học Việt Nam cũng thông báo về tình hình tại Nhật Bản. Cụ thể Nhật Bản cho biết đã tìm thấy lượng nhỏ stronti phóng xạ (Sr) ở trong đất và thực vật bên ngoài phạm vi 30 km kể từ nhà máy Fukushima 1.
Tuy nhiên Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) cho biết mức độ stronti phát hiện được đều ở mức rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Theo ý kiến chuyên gia, sự có mặt của stronti chứng tỏ nhiên liệu trong lò phản ứng hoặc nhiên liệu đã cháy trong bể chứa đã bị hư hại và stronti được phát tán sau vụ nổ khí hydro tại Tổ máy số 3.
Ngày 13/4 TEPCO cho biết mức độ phóng xạ đo được ngoài khơi Fukushima lên mức cao nhất trong vòng 3 tuần qua. Cụ thể tại điểm lấy mẫu cách nhà máy Fukushima I 30 km về phía Đông, ngày 11/4 đo được I-131 ở mức 88,5 Bq/l, gấp 2,2 lần giới hạn cho phép đối với nước thải từ cơ sở hạt nhân, Cs-137 đo được cũng ở mức cao nhất trong vòng mấy tuần qua, nhưng vẫn nhỏ hơn giới hạn cho phép. Tại điểm lấy mẫu cách nhà máy 15 km, I-131 ở mức gấp 23 lần giới hạn cho phép. Trong khi đó, kết quả đo phóng xạ trong vùng biển gần nhà máy có xu hướng giảm nhanh.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
