Phóng xạ từ Fukushima chỉ bằng 10% vụ Chernobyl
Nhật Bản đã nâng mức độ nghiêm trọng của sự cố tại nhà máy hạt nhân Fukushima I lên mức cao nhất hôm qua. Tuy nhiên, cơ quan năng lượng hạt nhân quốc tế tuyên bố khủng hoảng này hoàn toàn khác vụ Chernobyl năm 1986.
Các chuyên gia đang nỗ lực khắc phục sự cố trong nhà máy hạt nhân Fukushima I. Ảnh: TEPCO.
"Cơ chế của hai vụ việc này là hoàn toàn khác nhau", phó giám đốc IAEA Denis Flory tuyên bố với báo giới.
Trong khi sự cố Chernobyl có xảy ra nổ tại lõi lò phản ứng, khiến lửa và khói đẩy ra một hàm lượng lớn chất phóng xạ vào trong không khí và khu vực xung quanh, thì các vụ nổ tại nhà máy Fukushima I xảy ra bên ngoài bể cao áp chứa lõi hạt nhân, Flory cho biết.
Ông cũng chỉ ra rằng cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản ước tính lượng phóng xạ thoát ra từ nhà máy may và lan vào bầu khí quyển chỉ bằng 10% hàm lượng trong vụ Chernobyl.
Flory cũng khẳng định các quan chức Nhật Bản đã chính thức thông báo cho IAEA biết họ đã nâng mức độ nghiêm trọng của vụ việc lên mức 7, mức cao nhất trong thang độ quốc tế.
Được đánh giá là "tai nạn nghiêm trọng" trong Thang sự cố phóng xạ hạt nhân quốc tế, mức 7 được sử dụng để miêu tả một sự kiện trong đó "thải ra một lượng lớn chất phóng xạ có ảnh hưởng sâu rộng tới sức khỏe và môi trường, theo đó đòi hỏi thực thi các biện pháp ngăn chặn toàn diện có kế hoạch", Xinhua trích thông báo của IAEA.
Trong một thông điệp mang tính tích cực, Flory nói rằng mặc dù tình hình vẫn rất nghiêm trọng, đã có những dấu hiệu ban đầu về sự hồi phục một số chức năng như nguồn điện và các máy móc.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
