Phóng xạ từ nhà máy Nhật gấp 168 lần bom nguyên tử

Một tờ báo tại Nhật Bản nói rằng lượng phóng xạ cesium-137 rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I tương đương với hơn 168 quả bom nguyên tử rơi xuống thành phố Hiroshima trong Thế chiến thứ hai.

Báo Tokyo Shimbun đưa tin nội các Nhật Bản công bố báo cáo về hoạt độ phóng xạ của nhà máy Fukushima I trước Ủy ban Công nghệ và Đổi mới của hạ viện. Theo báo cáo này, lượng phóng xạ cesium-137 (Cs-137) mà 3 lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I giải phóng từ ngày 11/3 đã lên tới 15.000 tera becquerel (Bq).

Trong khi đó, lượng uranium trong quả bom nguyên tử mà quân đội Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào năm 1945 có hoạt độ phóng xạ là 89 tera becquerel (Bq), kém hơn 168 lần so với lượng phóng xạ rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân gặp sự cố tháng 3 vừa qua.

Bq là đơn vị đo hoạt độ phóng xạ (khả năng phát ra bức xạ của một chất). Với một chất bất kỳ, nếu cứ mỗi giây có một hạt nhân phân rã thì ta nói hoạt độ phóng xạ của chất ấy là 1 Bq.


Một người dân sống gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima I
được kiểm tra nồng độ phóng xạ hồi tháng 4 ( Ảnh: AP)

Chưa có quan chức nào xác nhận tính xác thực của bản báo cáo. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản phản đối việc so sánh bom nguyên tử với nhà máy điện hạt nhân. Một quan chức nói rằng bom nguyên tử được chế tạo để giết người hàng loạt và phá hủy diện rộng, còn nhà máy điện hạt nhân phục vụ cuộc sống con người.

“Đưa ra một sự so sánh đơn giản giữa bom nguyên tử và nhà máy điện hạt nhân dựa trên lượng đồng vị phóng xạ được giải phóng là điều không hợp lý”, vị quan chức nhận xét.

Quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima giết chết phần lớn nạn nhân bởi nhiệt độ khủng khiếp của vụ nổ giữa không trung và lượng chất phóng xạ từ đám mây bụi. Ngược lại, không có bất kỳ vụ nổ hạt nhân nào xảy ra trong nhà máy Fukushima I. Tại đây, những vụ nổ khí hydro làm hỏng các lò phản ứng. Nhờ đó chất phóng xạ từ các thanh nhiên liệu nóng chảy trong lò phản ứng thoát ra ngoài.

Một cuộc khảo sát của chính phủ Nhật Bản cho thấy một số khu vực trong phạm vi bán kính 20 km từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I có nồng độ phóng xạ cao gấp 25 lần mức an toàn. Vì thế, chính phủ Nhật Bản quyết định lập một vùng cấm xung quanh nhà máy trong nhiều thập kỷ. Khu vực cấm có bán kính 3km quanh nhà máy Fukushima I.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News