Phục dựng thành công gương mặt pharaoh Akhenaten của Ai Cập cổ đại

Quá trình phục dựng kỹ thuật số hé lộ gương mặt của pharaoh cổ đại có thể là cha ruột của vua Tutankhamun với nhiều đường nét vương giả và vẻ trầm tĩnh.

Dù đây là bản phục dựng chính xác nhất của một người đàn ông từ trước tới nay, các nhà nghiên cứu vẫn còn nhiều câu hỏi chưa thể giải đáp về danh tính người này. Xác ướp của người đàn ông được tìm thấy vào năm 1907 trong hầm mộ KV55 tại Thung lũng của các vị vua ở Ai Cập, chỉ cách mộ vua Tutankhamun vài mét. Hơn một thế kỷ sau phát hiện, phân tích di truyền cho thấy bộ xương bên trong thuộc về cha đẻ của vua Tutankhamun.

Các manh mối khác trong mộ hé lộ người đàn ông đó chính là pharaoh Akhenaten, trị vì từ năm 1353 tới 1335 trước Công nguyên. Ông là vị vua đầu tiên đưa thần giáo vào Ai Cập. Tuy nhiên, một số chuyên gia phủ nhận kết luận trên và cho rằng danh tính đích thực của người trong mộ chưa chắc chắn.

Phục dựng thành công gương mặt pharaoh Akhenaten của Ai Cập cổ đại
Gương mặt phục dựng của pharaoh Akhenaten. (Ảnh: FAPAB).

Quá trình phục dựng kéo dài vài tháng được thực hiện bởi nhóm nhà khoa học ở Trung tâm nghiên cứu nhân chủng học, cổ bệnh học, cổ sinh học (FAPAB) ở Sicily. Họ hợp tác với Cicero Moraes, họa sĩ pháp y 3D đến từ Brazil nổi tiếng với các công trình phục dựng gương mặt từ quá khứ xa xưa. Khác với những dự án phục dựng gương mặt trước đây ở hầm mộ KV 55, mô hình mới lược bỏ tóc, đồ trang sức và nhiều vật dụng khác để tập trung vào đặc điểm trên khuôn mặt của cá nhân.

Nhóm nghiên cứu sử dụng quá trình phục dựng gọi là phương pháp Manchester để tái hiện gương mặt người nằm trong khu mộ KV 55, theo Francesco Galassi, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc trung tâm nghiên cứu FAPAB, phó giáo sư khảo cổ ở Đại học Flinders tại Australia. Trong quá trình này, các chuyên gia lập hình mẫu cơ mặt và dây chằng ở mô hình hộp sọ theo quy tắc giải phẫu. Lớp da được đặt lên trên cùng và độ dày mô là giá trị trung bình xác định qua thuật toán khoa học. Trong lúc tạo hình ảnh phục dựng, nhóm nghiên cứu tham khảo lượng lớn dữ liệu về KV 55, bao gồm ghi chép từ các kiểm tra hộp sọ trước đây, kết quả đo chi tiết, ảnh chụp và quét tia X bộ xương, Galassi cho biết.

Akhenaten lên ngôi với tên gọi Amenhotep IV. Triều đại của ông đặc biệt được chú ý bởi việc từ bỏ tín ngưỡng đa thần giáo của Ai cập và chuyển sang tín ngưỡng thờ cúng một vị thần duy nhất - thần Mặt Trời Aten, gọi là nhất thần giáo. Các nhà khảo cổ nhận thấy hầm mộ KV 55 không có đồ trang trí, chứa gạch khắc nhiều chú thuật mang tên Akhenaten. Một quan tài và các bình canopic chứa nội tạng đã ướp của một người phụ nữ tên Kiya, thiếp của Akhenaten.

Hầm mộ KV 55 chứa xác ướp, nhưng sau khi những người khai quật chạm vào, xác ướp chỉ còn sót lại bộ xương. Dựa theo đồ vật trong mộ và giới tính của bộ xương, một số nhà khảo cổ kết luận đó là hài cốt Akhenaten. Tuy nhiên, phân tích xương và răng hé lộ người đàn ông trẻ hơn dự kiến. Ông chết vào khoảng 26 tuổi trong khi sử sách ghi chép Akhenaten trị vì 17 năm và có một con gái vào năm đầu lên ngôi.

Các chuyên gia khác nêu giả thuyết KV 55 có thể là mộ của Smenkhkare, em trai của Akhenaten, nhưng hầu như không có bằng chứng về sự tồn tại của người này. Phân tích di truyền cho thấy người nằm trong hầm mộ KV 55 là con trai của Amenhotep III và cha ruột của Akhenaten.Tuy nhiên, kết luận này vẫn gây tranh cãi bởi dữ liệu di truyền của xác ướp có thể rất phức tạp do kết hôn cận huyết rất phổ biến trong các vương triều Ai Cập cổ đại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến đổi khí hậu đã giúp một số loài khủng long di cư đến Greenland

Biến đổi khí hậu đã giúp một số loài khủng long di cư đến Greenland

Trong quá khứ, biến đổi khí hậu đã khiến cho mức độ CO2 giảm xuống và giúp những loài khủng long ăn cỏ khổng lồ di chuyển từ Nam Mỹ đến Greenland.

Đăng ngày: 25/03/2021
Bí ẩn bên trong ngôi đền thờ vị thần Xipe Totec

Bí ẩn bên trong ngôi đền thờ vị thần Xipe Totec

Các nhà khảo cổ học ở Mexico đã tìm thấy một ngôi đền thờ phụng vị thần Xipe Totec.

Đăng ngày: 24/03/2021
Đông Nam Á là nơi 2 loài người hôn phối, để lại nhiều

Đông Nam Á là nơi 2 loài người hôn phối, để lại nhiều "con lai"

Đông Nam Á là một trong những khu vực sở hữu lượng hồ sơ hóa thạch liên quan đến lịch sử tiến hóa loài người phong phú nhất.

Đăng ngày: 24/03/2021
Tìm thấy bức bích họa cổ xưa nhất vẽ cảnh bán muối ở chợ Maya

Tìm thấy bức bích họa cổ xưa nhất vẽ cảnh bán muối ở chợ Maya

Người Maya cổ đại dùng nồi đun nước mặn trên bếp lửa để sản xuất muối thành những khối giống nhau theo tiêu chuẩn.

Đăng ngày: 24/03/2021
Thành phố cổ đại Pompeii đã bị hủy diệt chỉ trong 17 phút

Thành phố cổ đại Pompeii đã bị hủy diệt chỉ trong 17 phút

Thành phố cổ đại Pompeii có thể đã bị tàn lụi vào năm 79 sau Công Nguyên khi núi lửa Vesuvius phun trào, giết chết hàng nghìn người trong thành phố và Herculaneum gần đó.

Đăng ngày: 24/03/2021
Chính người cổ đại cứu rồng komodo khỏi tuyệt chủng

Chính người cổ đại cứu rồng komodo khỏi tuyệt chủng

Người tiền sử Denisovan sống trên một số quần đảo có thể góp phần giúp rồng komodo thích nghi và sống sót suốt hàng nghìn năm.

Đăng ngày: 24/03/2021
Khai quật lăng mộ Lã Bố: Tìm thấy hiện vật không ngờ tới, hóa ra chúng ta đã

Khai quật lăng mộ Lã Bố: Tìm thấy hiện vật không ngờ tới, hóa ra chúng ta đã "bị lừa" hàng trăm năm!

Với rất nhiều bạn đọc hâm mộ tác phẩm " Tam Quốc Diễn Nghĩa", Lã Bố là một nhân vật vô cùng quen thuộc.

Đăng ngày: 24/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News