Phương pháp mới giảm nguy cơ nhiễm HIV trong tinh dịch

Các nhà khoa học tại viện Viện virus và miễn dịch học Gladstone, San-Fransico, công bố nghiên cứu mới về chất surfen có khả năng giảm sự lây nhiễm HIV qua con đường tình dục.

Các nhà khoa học ở Viện virus và miễn dịch học Gladstone (GIVI) vừa khám phá một chất mới có khả năng hạn chế sự lây truyền của virus HIV, có tên là "surfen", làm suy yếu hoạt động của các nhân tố có khả năng tăng cường sự nhiễm khuẩn virus này trong tinh dịch.

Surfen có thể sử dụng như là một chất bổ sung cho chất khử trùng HIV, từ đó làm giảm đáng kể sự lây truyền HIV qua con đường tình dục.

Ảnh minh họa virus HIV.

Tiến sĩ Nadian Roan – nghiên cứu sinh cao cấp thuộc phòng thí nghiệm GIVI đã khám phá ra surfen – một phân tử nhỏ làm hạn chế hoạt động của một loại phân tử pô-li-sác-ca-rít gọi là HSPG – được tìm thấy trên bề mặt tế bào. Khám phá này được công bố trên tạp chí Biological Chemistry.

Greene, cộng sự của tiến sĩ Roan nhận định: “Chúng tôi đang nghiên cứu về SEVI, một nhân tố xảy ra tự nhiên thể hiện trong tinh dịch có thể giúp HIV dễ dàng lây nhiễm gấp hàng nghìn lần. Hiểu rõ về surfen, kẻ ngăn chặn SEVI, có thể cho phép chúng tôi hạ thấp tỉ lệ lây truyền HIV".

SEVI là một sản phẩm của chất axit photphat tuyến tiền liệt, một loại protein trong tinh dịch. Dưới điều kiện nhất định, SEVI có thể tăng khả năng nhiễm HIV lên 100.000 lần bằng cách làm cho virus dễ dàng gắn vào các tế bào mục tiêu. Phần lớn sự lây nhiễm HIV là kết quả của việc quan hệ tình dục (trong quá trình, tinh dịch là phương tiện vận chuyển HIV ).

SEVI có ảnh hưởng rõ ràng qua tỉ lệ truyền nhiễm HIV, liên quan tới việc liên kết của SEVI tới cả tế bào mục tiêu và phần lây nhiễm của virut HIV-1, nhưng không phá vỡ những sợi SEVI.

Greene giải thích: “Bởi vì SEVI có khả năng tăng cường khả năng lây nhiễm của HIV, nên một ứng cử viên cho việc hạn chế nó – surfen, có thể làm tăng hiệu quả ngăn chặn như là chất bổ trợ nhằm khử HIV".

Tiến sĩ Roan nói: “SEVI có 8 loại amino axit cơ bản làm nó chứa nhiều điện tích dương. Ở nghiên cứu trước, chúng tôi chỉ ra khả năng của SEVI làm tăng cường sự lây nhiễm phụ thuộc vào điện tích dương, nó có tác động tới nhóm điện tích âm ở HSPG của tế bào mục tiêu".

Các nhà khoa học trông đợi một địch thủ của HSPG có thể can thiệp vào sự gắn kết của SEVI tới virut và tế bào mục tiêu. Họ đã tập trung vào surfen – được miêu tả lần đầu tiên năm 1938 và được báo cáo là có khả năng kháng viêm và kháng hoạt động của vi khuẩn.

Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng, surfen hạn chế sự tăng cường của lây nhiễm HIV-1 bằng SEVI sạch hoặc tinh dịch. Đi xa hơn nữa, họ chứng minh sự can thiệp của surfen tới sự kết nối của SEVI tới cả tế bào mục tiêu và phần lây nhiễm HIV-1.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News