Phương pháp mới giúp đo lường chính xác nhiệt độ đại dương

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới chính xác hơn để đo nhiệt độ đại dương bằng cách đánh giá sự tích tụ của khí hiếm (còn gọi là khí trơ hoặc khí quý) được tìm thấy trong băng ở Nam cực, qua đó giúp đưa ra kết luận về những thay đổi trong nhiệt độ nước biển từ giai đoạn băng hà cuối cùng cho tới nay.

Trong nghiên cứu do Phòng Thí nghiệm liên bang về khoa học và công nghệ vật liệu Thụy Sĩ (EMPA) công bố ngày 5/1, một nhóm các nhà khoa học quốc tế, gồm các nhà nghiên cứu thuộc EMPA và trường Đại học Bern, đã phát triển phương pháp sử dụng lõi băng từ Nam Cực để đo chính xác hơn nhiệt độ trung bình đại dương toàn cầu trong 24.000 năm qua, giai đoạn diễn ra sự chuyển tiếp từ thời kì băng hà cuối cùng.

Phương pháp mới giúp đo lường chính xác nhiệt độ đại dương
Việc đo nhiệt độ trung bình của đại dương rất phức tạp và thường sai lệch do sự thay đổi của vị trí, mùa trong năm.

Theo đó, các lớp băng vĩnh cửu ở khu vực này đã hình thành một "kho khí quyển" chứa đựng những bọt không khí hay những khí hiếm như krypton, xenon và argon.

Do nước lạnh hút các khí hiếm từ khí quyển còn nước ấm giải phóng chúng, nên sự tích tụ các khí hiếm trong những bọt khí ở lõi băng có thể giúp các nhà khoa học ước tính được nhiệt độ trung bình của đại dương ở thời kì này.

Bằng cách sử dụng phương pháp này, các nhà nghiên cứu đã xác định được mức tăng 2,6 độ C trong nhiệt độ trung bình của đại dương trong suốt giai đoạn 10.000 năm.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng tin rằng phương pháp này về lý thuyết có thể được áp dụng để theo dõi những thay đổi nhiệt độ hiện nay, thay vì chỉ được dùng để xác định những thay đổi quy mô lớn như trong giai đoạn chuyển tiếp từ thời kì băng hà cuối cùng cho đến nay. Điều này đóng vai trò quan trọng bởi khi khí hậu toàn cầu ấm lên thì đại đương là nơi hấp thụ phần lớn lượng nhiệt tăng thêm.

Cho đến nay, việc đo nhiệt độ trung bình của đại dương rất phức tạp và thường sai lệch do sự thay đổi của vị trí, mùa trong năm và độ sâu đại dương.

Theo EMPA, ý tưởng xem xét mối liên hệ giữa sự tích tụ các khí hiếm khí quyển và nhiệt độ trung bình của đại dương là một phương pháp đúng đắn và mang lại kết quả trong việc xác định những thay đổi trong nhiệt độ của đại dương.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Số liệu khủng khiếp về những vùng biển tử thần trên các đại dương

Số liệu khủng khiếp về những vùng biển tử thần trên các đại dương

Sinh vật biển muốn tồn tại được không chỉ cần nước, mà trong nước còn phải có đủ oxy nữa. Vậy trên các đại dương, có những vùng nước mật độ oxy chỉ là con số 0 tròn trĩnh.

Đăng ngày: 06/01/2018
Cơ thể đặc biệt của loài cá sống ở độ sâu 8.178 mét

Cơ thể đặc biệt của loài cá sống ở độ sâu 8.178 mét

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Zootaxa, Gerringer và đồng nghiệp mô tả loài cá ốc mới được xác nhận sống ở độ sâu 8.178 mét tại rãnh Mariana nằm phía tây Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 05/01/2018
Bí ẩn chưa có lời giải về những con cá mập trắng bị moi gan, móc tim trong năm 2017

Bí ẩn chưa có lời giải về những con cá mập trắng bị moi gan, móc tim trong năm 2017

Thế giới đã bước sang năm 2018, nhưng vẫn còn đó nhưng bí ẩn chưa có lời giải bắt nguồn từ năm 2017.

Đăng ngày: 04/01/2018
Trung Quốc nghe được âm thanh từ khe vực Mariana

Trung Quốc nghe được âm thanh từ khe vực Mariana

China Ocean News cho hay các nhà nghiên cứu từ Đại học Bách khoa Tây Bắc ở tỉnh Thiểm Tây đã thực hiện thí nghiệm gần vực thẳm Challenger.

Đăng ngày: 03/01/2018
Bí ẩn xoáy nước kép khổng lồ hút sinh vật biển trên đại dương

Bí ẩn xoáy nước kép khổng lồ hút sinh vật biển trên đại dương

Giới nghiên cứu vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế hình thành những cặp xoáy nước hút sinh vật biển đường kính hàng trăm kilomet giữa đại dương.

Đăng ngày: 31/12/2017
Cá mập lưỡng tính đầu tiên mắc lưới ngư dân Đài Loan

Cá mập lưỡng tính đầu tiên mắc lưới ngư dân Đài Loan

Con cá mập lưỡng tính mắc vào lưới vét ở phía nam eo biển Đài Loan, và được kéo lên bờ ở Hạ Môn, Trung Quốc.

Đăng ngày: 30/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News