Phương pháp mới tạo tế bào gốc không làm chết phôi
Các nhà khoa học vừa tìm ra hai cách mới tạo ra tế bào gốc phôi người mà không gây tổn hại phôi thai.
![]() |
Tế bào gốc có thể phát triển thành nhiều dạng tế bào khác nhau của cơ thể |
Trong nghiên cứu đầu tiên được công bố chi tiết trên tờ báo Nature tuần này, các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ Massachusetts, đã kiềm chế hoạt động của gen Cdx2 ở phôi chuột. Điều này giúp ngăn cản hình thành một lớp tế bào được gọi là trophectoderm, ngăn không cho phôi bám vào thành tử cung và không thể trở thành những động vật sống. Họ khẳng định những phôi này có thể sản xuất những tế bào gốc sẽ sống được.
Ở nghiên cứu thứ hai, các nhà khoa học đã sử dụng một phương pháp sinh sản được gọi là chẩn đoán gen preimplantation để lấy tế bào gốc phôi chuột: một tế bào đơn được lấy từ phôi chuột, đưa vào phần còn lại của phôi để cấy và phát triển như bình thường. Tế bào đơn này đủ để sản xuất nhiều tế bào gốc.
Ông Young Chung, một trong những người phụ trách dự án cho biết: “Những tế bào gốc vừa được sản xuất này có khả năng sinh ra mọi tế bào trong cơ thể, kể cả tế bào thần kinh, tế bào xương và tế bào tim đang đập”.
Cả hai nhóm nghiên cứu trên đều khẳng định những kỹ thuật thử nghiệm ở chuột này có thể áp dụng ở người. Tế bào gốc có khả năng thay thế bất cứ vị trí nào nào của tế bào người theo yêu cầu và giúp điều trị nhiều căn bệnh thoái hoá.
Vấn đề tế bào gốc đã từng gây sự tranh cãi gay gắt về mặt đạo đức và chính trị tại Mỹ. Chính quyền Bush vốn theo phe ủng hộ chống phá thai đã từ chối tài trợ việc nghiên cứu về tế bào gốc phôi vì cho rằng điều này có thể làm chết các phôi.
T.VY (Theo Xinhua, AFP)
Loading...
TIN CŨ HƠN

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.
Đăng ngày: 02/07/2025

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...
Đăng ngày: 02/07/2025

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Đăng ngày: 30/06/2025

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.
Đăng ngày: 27/06/2025

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
Đăng ngày: 27/06/2025

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt
Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.
Đăng ngày: 26/06/2025

Những loài cây kỳ lạ trên Trái đất
Cây cối là thành phần quan trọng của cảnh quan tự nhiên và là nguồn cung cấp dồi dào về dưỡng khí, thực phẩm, nơi trú ngụ, vật liệu xây dựng và bảo vệ cho tất cả các sinh vật...
Đăng ngày: 26/06/2025
Tiêu điểm