Phương pháp xử lý hóa học mới khiến nước an toàn hơn để uống

Các nhà khoa học ở Lithuania đã phát minh một phương pháp mới hiệu quả cao để tinh lọc nước. Nó có khả năng giết chết các vi sinh vật và ngăn chặn sự nhiễm bẩn thứ phát trong nhiều tuần.

Các nhà khoa học đến từ Đại học Công nghệ Kaunas của Lithuania đã sáng chế ra một phương pháp mới để tinh lọc nước và giữ nước sạch trong nhiều tháng.

Gần đây, tinh lọc nước khá là dễ dàng. Hầu hết các khách du lịch khi đến những địa điểm lạ sẽ đem theo những viên lọc nước trong túi cùng những vật dụng thông thường như băng gạc hoặc thuốc sốt rét. Điều ta vẫn chưa đạt được là một cách đảm bảo rằng nước chúng ta lọc sạch hôm nay sẽ vẫn uống được vào ngày mai, hay tuần sau. Đó là vì những vi khuẩn mới có thể tiếp xúc với nước đã lọc và lại làm nước nhiễm bẩn, như các nhà khoa học gọi là “nhiễm bẩn thứ phát”.

Phương pháp xử lý hóa học mới khiến nước an toàn hơn để uống
Phương pháp mới này có thể tinh lọc nước và giữ nước sạch trong nhiều tháng.

Đội nghiên cứu của Lithuania đã tìm cách giải quyết vấn đề đó, và những thử nghiệm ban đầu cho thấy phương pháp của họ hiệu quả đến nỗi có thể giết chết các vi khuẩn trong hơn ba tháng. Họ không tiết lộ chi tiết về phương pháp nghiên cứu nhưng có giải thích kết quả, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy các vi khuẩn không sản sinh trong nước uống được để hở sau khi áp dụng kĩ thuật tinh lọc nước, và phát hiện ra rằng nước đã lọc không có mùi hay vị khác biệt so với nước máy tiêu chuẩn.

Biện pháp của họ không những đặc biệt thành công mà còn hoạt động nhờ sử dụng một lượng rất nhỏ các thành phần hoạt động, trong trường hợp này là bạc.

Bạc đã được sử dụng để tinh lọc nước từ thời La Mã Cổ đại. Tuy nhiên, có những mối lo ngại lâu dài về độc tính tiềm ẩn của nó khi tiêu thụ với một lượng lớn, như được nêu trong một tổng quan tài liệu năm 2014 đăng bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đặc biệt, bạc còn được biết đến là rất nguy hiểm cho gan.

Vài hệ thống lọc nước sinh hoạt có sử dụng bạc, nhưng đội nghiên cứu muốn biến công nghệ của họ trở nên khả dụng ở dạng viên và dạng lỏng, để có thể sử dụng được ở những tình huống khó khăn như các hoạt động quân sự. Vì những phương pháp này được thiết kế để hòa trộn với nước, mức độ các thành phần hoạt động là cực kì quan trọng.

Kĩ thuật này hiện đã được cấp bằng sáng chế, với một nguyên mẫu sử dụng trong công nghiệp đã sẵn sàng được áp dụng. Mặc dù phương pháp xử lý vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, các nhà nghiên cứu tin rằng phương pháp của họ có tiềm năng trở nên sinh lời đến nỗi có thể sớm được mở rộng và ứng dụng trong ngành công nghiệp nước đóng chai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
“Nông dân kiểu mới” có thể trồng được 4 tấn nông sản/năm mà không cần ánh sáng mặt trời

“Nông dân kiểu mới” có thể trồng được 4 tấn nông sản/năm mà không cần ánh sáng mặt trời

Nếu hình thức nuôi trồng này được phát triển hơn nữa, chúng ta hoàn toàn có thể đưa chúng ra ngoài vũ trụ.

Đăng ngày: 12/03/2018
4 công nghệ siêu độc đáo vừa trình làng

4 công nghệ siêu độc đáo vừa trình làng

MWC 2018 không chỉ là đất diễn của smartphone mà còn là nơi tụ hội nhiều công nghệ độc đáo khác.

Đăng ngày: 12/03/2018
Robot sói canh gác những cánh đồng Nhật Bản

Robot sói canh gác những cánh đồng Nhật Bản

Các trang trại gần thành phố Kisarazu, tỉnh Chiba, Nhật Bản, được một con sói robot với vẻ ngoài dữ tợn bảo vệ suốt khoảng 8 tháng qua, Futurism hôm 8/3 đưa tin.

Đăng ngày: 10/03/2018
Robot giải khối rubik trong 0,38 giây, phá kỷ lục của con người

Robot giải khối rubik trong 0,38 giây, phá kỷ lục của con người

Cỗ máy đi kèm camera PlayStation Eye trang bị công nghệ thị giác máy tính và nhận diện cử chỉ cho phép xử lý nhanh những bức ảnh chụp, giúp tính toán cách giải nhanh hơn.

Đăng ngày: 10/03/2018
Video: Công nghệ trên xe tự hành tầm nhìn 360 độ của Uber

Video: Công nghệ trên xe tự hành tầm nhìn 360 độ của Uber

Xe tự hành trong tương lai của Uber được trang bị hệ thống camera, radar và cảm biến hiện đại, cho phép quan sát toàn diện xung quanh.

Đăng ngày: 09/03/2018
Máy

Máy "vắt không khí ra nước"

Thiết bị là công trình của nhóm nghiên cứu thuộc Việc công nghệ Massachusetts (MIT) và phòng thí nghiệm của giáo sư Omar Yaghi tại Đại học California, Berkeley (UCB).

Đăng ngày: 09/03/2018
Dùng ngay miếng dán thú vị này để hết bị chê “ngủ ngáy to như sấm”

Dùng ngay miếng dán thú vị này để hết bị chê “ngủ ngáy to như sấm”

Ngáy khi ngủ còn là biểu hiện của chứng gián đoạn thở khi ngủ có mối liên quan tới nhiều căn bệnh như cao huyết áp hay tim mạch...

Đăng ngày: 08/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News