Quân đội Mỹ quan tâm đến chuột “công binh” Tanzania
Defense News đưa tin Quân đội Mỹ đã bắt đầu quan tâm đến khả năng sử dụng các con chuột đồng có túi khổng lồ châu Phi (Cricetomys gambianus) để phát hiện các loại mìn khác nhau. Chuột đã được sử dụng một cách hiệu quả trong quân đội Tanzania và Mozambique, chúng đang được dùng để tìm kiếm mìn ở hai nước này.
>>> Xem các 'chiến binh' chuột dò mìn
Tổ chức APOPO phụ trách đào tạo chuột túi ở Tanzania. Vào tháng 11/ 2010, một giáo viên lịch sử của Học viện Quân sự Mỹ tại West Point, John Ringkvist đã tìm hiểu về khả năng sử dụng chuột trong quân sự, chính ông này đã đề nghị Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Quân đội Mỹ, phát triển một dự án tương tự trong lực lượng vũ trang Mỹ.
Với trọng lượng chỉ khoảng 3 kg, dưới trọng lượng của các chú chuột "công binh", mìn không bị kích nổ.
Huấn luyện chuột đang được quân đội quan tâm do chi phí để làm việc này không tốn kém. Hơn nữa, trong lượng của các chú chột công binh này lại nhẹ, chỉ vào khoảng 3 kg, do đó dưới trọng lượng của chúng, mìn không bị kích nổ. Chuột cũng có thể được sử dụng để tìm kiếm người bị nạn dưới các đống đổ nát của các tòa nhà và thậm chí cả cho việc chẩn đoán các bệnh khác nhau, bao gồm cả bệnh lao bằng cách cho ngửi mùi.
Hạn chế duy nhất là trong một ngày, một con chuột chỉ có thể đánh hơi phát hiện mìn với diện tích chỉ khoảng 84 mét vuông đất.