Quảng Bình mất điện diện rộng, Hà Tĩnh mất sóng viễn thông

14h hôm nay, tâm bão vẫn ở Hà Tĩnh và Quảng Bình nhưng đã giảm còn cấp 8-9. Hàng loạt huyện thị bị mất điện, mạng viễn thông chập chờn.

  • 16h, Hà Tĩnh và Quảng Bình vẫn mưa to, chuyên gia khí tượng dự báo còn diễn biến nguy hiểm.
  • 11h, tâm bão đi vào đất liền Hà Tĩnh - Quảng Bình; Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị mưa rất lớn do hoàn lưu bão.
  • 5 người chết ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.
  • Hàng chục nghìn ngôi nhà tốc mái.
  • Nhiều vùng mất điện, mất sóng viễn thông.
  • Hơn 30 chuyến bay bị hủy, đường sắt dừng tàu.

17h20: Nghệ An 1 người chết

Bão Doksuri đã làm bà Đào Thị Thức (83 tuổi, trú phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò) tử vong. Bà Thức đang ngồi tại nhà riêng thì bị cơn gió giật mạnh khiến mảnh vữa từ trần nhà rơi trúng người. Bão cũng làm ông Nguỵ Đình Ân (60 tuổi) ở xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ bị thương.

Hơn 200 nhà bị tốc mái, chủ yếu tại thị xã Cửa Lò và huyện Nghi Lộc. Hơn 700 mét đê ở xã Quỳnh Thọ, Quỳnh Long, Quỳnh Nghĩa (huyện Quỳnh Lưu) và thị xã Hoàng Mai bị sóng đánh hư hỏng. Một số điểm nước biển tràn bờ gây ngập hoa màu, thuỷ sản nuôi trồng.

Đến chiều tối, nước biển đã rút dần.

17h: Bão sang Lào

Tâm bão đang ở khu vực Trung Lào, sức gió còn cấp 8-9 (tối đa 90 km/h). Dự báo 6 giờ tới, bão vẫn giữ hướng tây tây bấc, mỗi giờ đi được 20-25 km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Vùng biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Hòn Ngư) chiều và tối nay còn có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2-4 m, biển động mạnh. Từ đêm nay gió giảm dần.

Trong đêm nay và ngày mai, các tỉnh từ Quảng Trị đến Thanh Hóa, nam đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình và Sơn La có mưa to với tổng lượng 50-150 mm, có nơi trên 200 mm. Riêng Quảng Trị, Quảng Bình từ ngày mai mưa giảm nhanh.

16h45: Hà Nội mưa không đáng kể

Hà Nội từ chiều tối nay và sáng mai có mưa do ảnh hưởng nhẹ từ hoàn lưu bão. Mưa không nhiều với lượng trung bình 30 - 60mm, có nơi trên 60mm. Từ chiều mai bão không còn ảnh hưởng đến đồng bằng Bắc Bộ. "Không có hiện tượng thời tiết gì đặc biệt ảnh hưởng phải cảnh báo đến người dân Hà Nội", ông Nguyễn Văn Bảy, Phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn đồng bằng Bắc Bộ nói.

16h: Hai người chết ở Quảng Bình

Ông Nguyễn Ngọc Phụng, Chi cục trưởng phòng chống lụt bão Quảng Bình cho biết tỉnh này có hai người tử vong do trượt ngã khi giằng néo nhà cửa, 10 người bị thương, thiệt hại khoảng 3.500 tỷ đồng.

Trời vẫn mưa nặng hạt và có gió lớn ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, trong khi Nghệ An và Thừa Thiên Huế mưa đã ngớt. Chuyên gia khí tượng cảnh báo, dù tâm bão đã sang Lào, nhưng với hoàn lưu lớn, cường độ mạnh, bão vẫn duy trì sức gió cấp 8-9 ở các tỉnh miền Trung trong 2-3 tiếng nữa, vẫn có thể gây thiệt hại lớn. Dự báo 19h hôm nay, bão mới suy yếu hẳn.

15h20: Thùng container bay giữa quốc lộ

Một số thùng container, xi-téc bị gió thổi bay ra giữa quốc lộ đoạn qua xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Xung quanh đường nhỏ, cây cối bị tước vỏ, đổ ngả nghiêng. Di chuyển giữa lúc bão lớn, một xe tải và hai xe máy bị gió thổi lật khiến hai người bị thương.

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Hà Tĩnh ước tính hơn 23.000 nhà dân ở Kỳ Anh bị tốc mái, nhiều thôn bị cô lập do ngập nước. Số trường học, trụ sở, cây cối bị hư hỏng... chưa thể thống kê.

Quảng Bình mất điện diện rộng, Hà Tĩnh mất sóng viễn thông
Thùng container và bồn chứa bị thổi bay ra đường.

15h

Nghệ An trời đã ngớt mưa, gió cũng dịu dần. Trước đó, 11 ki-ốt ở thị xã Cửa Lò, Nghệ An nằm trúng tâm cơn lốc xoáy nên bị san phẳng hoàn toàn.

Quảng Bình mất điện diện rộng, Hà Tĩnh mất sóng viễn thông
11 ki-ốt ở Cửa Lò bị san phẳng.

14h30: Lũ lên nhanh, thủy điện xả lũ

24 giờ qua lượng mưa ở Hà Tĩnh phổ biến 100-150 mm; Quảng Bình, Quảng Trị 150-200 mm. Lũ các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị đang lên sấp sỉ báo động 1.

Trong 12 giờ tới, cơ quan khí tượng dự báo lũ các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, La, Gianh, Kiến Giang, Thạch Hãn tiếp tục lên cao. Trong khi đó, thuỷ điện Hố Hô tại Hà Tĩnh đang phải xả tràn, khoảng 900m3/s, khiến lũ trên thượng nguồn sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ tiếp tục cao, có thể chạm báo động 3.

Tình trạng ngập úng xảy ra tại các đô thị lớn của thị xã Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh); Ba Đồn, Đồng Hới (Quảng Bình), Quảng Trị, Đông Hà (Quảng Trị).

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở miền núi Hà Tĩnh đến Quảng Trị là rất lớn.

14h15: Tâm bão sát biên giới Việt Lào

Sau khi càn quét các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Ba Đồn (Quảng Bình) và Hương Khê, Cẩm Xuân, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), hiện tâm bão Doksuri nằm sát biên giới Việt - Lào, sức gió giảm còn cấp 8-9 (tối đa 90km/h).

14h: Quảng Bình: Bốn thai phụ trở dạ trong bão

Tại hai xã Quảng Phú và Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), có bốn sản phụ trở dạ, trong đó, một người vỡ ối được cấp cứu tại bệnh viện đa khoa bắc Quảng Bình, một người đang chờ sinh và hai người đã sinh.

13h45

Trên quốc lộ đi qua thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), hàng nghìn ngôi nhà bị tốc mái, những tấm tôn bay tung tóe giữa đường. Vài ngôi trường và trung tâm hành chính trống hoác vì bay mất mái. Một số thùng xe container bị gió thổi văng khỏi bệ đỡ. Tháp truyền hình thị xã Kỳ Anh cao khoảng 100m đổ sập.

13h20: Một số tuyến đê Nghệ An bị hư hỏng

Nghệ An đang có mưa to, kèm theo gió giật. Một số đoạn đê xung yếu ở xã Quỳnh Thọ (Quỳnh Lưu) bị song đánh hư hỏng có nguy cơ bị vỡ. Chính quyền cùng người dân đang tập trung gia cố. Ở thị xã Cửa Lò, nhiều tuyến đường bị ngập do mưa to kết hợp nước biển dâng cao hơn 3m.

Quảng Bình mất điện diện rộng, Hà Tĩnh mất sóng viễn thông
Người dân đang gia cố đê biển tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An).

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn Nghệ An thông báo về việc vận hành xả lũ hồ thủy điện Khe Bố. Theo dự báo từ 21h đêm 15/9 lưu lượng đổ về hồ sẽ tăng từ 1.500m3/s đến 4.200m3/s, vì vậy để đảm bảo an toàn, đơn vị vận hành bắt đầu xả lũ từ 0h30 ngày 16/9. Việc xả sẽ qua đập tràn và phát điện qua tổ máy.

13h: Bão giảm còn cấp 10-11

Tâm bão vẫn trên tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, sức gió giảm còn cấp 10-11 (tối đa 115 km/h), giật cấp 13-14. Trong 3 giờ tới, bão vẫn giữ hướng tây tây bắc với tốc độ 20-25km/h.

Ảnh hưởng của bão, đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 11, giật cấp 14, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gió cấp 10, giật cấp 13, Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 11, giật cấp 15.

12h40: Hà Tĩnh tiếp tục di dời người dân đi trú bão

12h30: Mưa to, một nửa số hồ đập Nghệ An đã đầy

Nằm rìa tâm bão, nhưng từ sáng đến nay Nghệ An liên tục có mưa to. Sóng biển cao 4,5 m, tràn vào tuyến đường ven biển thị xã Cửa Lò. Toàn tỉnh có hơn 600 hồ đập thì một nửa trong số đó đã đầy.

12h15: Xả trạm BOT đề phòng tắc đường do bão

Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ đã đề nghị các doanh nghiệp dự án BOT xả trạm khi có yêu cầu của Cục Quản lý đường bộ 2 (khu vực miền Trung) để phục vụ di dân, phương tiện đi tránh bão và vận tải hành khách, hàng hóa.

Trường hợp có những phương tiện, đặc biệt là hành khách buộc phải dừng ở lại trạm thu phí đường bộ do không thể tiếp tục lưu thông trong bão lũ, nhà đầu tư dự án BOT cần phối hợp với lực lượng của địa phương bảo đảm an toàn cho phương tiện, hành khách và hàng hóa.

Quảng Bình mất điện diện rộng, Hà Tĩnh mất sóng viễn thông
CSGT cấm xe tải trên quốc lộ 1A tại thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong (Quảng Trị). (Ảnh: Nguyễn Đông).

12h: Bão sẽ tan chậm

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, tâm bão ở Hà Tĩnh - Quảng Bình, sức gió mạnh nhất cấp 11-12 (tối đa 133 km/h), giật cấp 14-15. Trong 3 giờ tới, bão theo hướng tây tây bắc với tốc độ 20-25 km/h.

Có mặt tại khu kinh tế Vũng Áng, ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, bão đổ bộ Hà Tĩnh thay đổi xu hướng gió liên tục, ban đầu từ biển đổ vào nhưng hiện tại quật từ đất liền ra biển. Với tình trạng này, bão sẽ tan chậm.

Ông Hải khuyến cáo người dân không nên ra đường từ giờ đến hết chiều.

11h50: Hà Tĩnh gió bão đổi chiều, một người chết

Tại huyện Kỳ Anh giáp với Quảng Bình, gió bão xoáy mạnh khiến những vật nặng cũng như bị nhấc bổng. Một số ôtô dựng trước cửa khu kinh tế Vũng Áng bị gió giật tung cửa.

Trước đó vài giờ, người dân xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, phát hiện anh Trần Văn Lập (30 tuổi) tử vong tại một nhà hàng ở khu du lịch. Kiểm tra hiện trường, nhà chức trách nhận định có thể trong quá trình chống bão cho nhà hàng, anh Lập bị gió thổi, ngã trượt chân gây tử vong.

11h40: Quảng Bình gió mạnh trở lại

Gió đổi hướng, thổi ngược lại hướng trước thời điểm 11h, khiến hàng hàng cây phi lao ven biển cuốn cong vút, nhiều cây không chịu được đã gãy đổ. Mưa xối xả, bị gió cuốn tung khiến trời trắng xóa, tầm nhìn hạn chế.

Trú bão ở đồn biên phòng Roòn, bữa trưa nay bà Nguyễn Thị Chiêu (56 tuổi, xã Quảng Phú) cùng bảy đứa cháu ăn tạm mì tôm với lương khô. "Nước bắt đầu lên là tôi và các cháu chạy bão. Gió khủng khiếp thế không biết căn nhà ven biển của tôi có còn trụ được không", bà Chiêu lo lắng.

11h20: Hủy 33 chuyến bay do bão

Do ảnh hưởng của bão, Vietnam Airlines thông báo hủy 12 chuyến bay chặng Hà Nội đi TP HCM, Vinh, Đồng Hới, Thanh Hóa và ngược lại. Các sân bay Đà Nẵng, Huế sẽ được khai thác lại sau 14h ngày 15/9.

Tại các sân bay Đồng Hới (Quảng Bình), Vinh (Nghệ An), Thọ Xuân (Thanh Hóa), Vietnam Airlines sẽ tiếp tục không khai thác đến hết ngày 15/9.

Hãng Vietjet Air cũng đã huỷ 21 chuyến bay trong hai ngày 14-15/9 đến các tỉnh này.

Tổng công ty Đường sắt đã dừng một số đoàn tàu để tránh đi vào vùng tâm bão. Cụ thể dừng 2 tàu khách SE3 tại ga Mỹ Đức, tàu SE6 tại ga Đông Hà và 5 tàu hàng trên chặng Thanh Hóa - Hà Tĩnh. Dự kiến, chiều nay đường sắt tiếp tục dừng tàu SE7, SE5 tại ga Vinh, tàu SE10 tại ga Huế, tàu SE2, tàu SE4 tại ga Đà Nẵng.

Tổng công ty Đường sắt đã dừng một số đoàn tàu để tránh đi vào vùng tâm bão. Cụ thể dừng 2 tàu khách SE3 tại ga Mỹ Đức, tàu SE6 tại ga Đông Hà và 5 tàu hàng trên chặng Thanh Hóa - Hà Tĩnh. Dự kiến, chiều nay đường sắt tiếp tục dừng tàu SE7, SE5 tại ga Vinh, tàu SE10 tại ga Huế, tàu SE2, tàu SE4 tại ga Đà Nẵng.

11h10: Tâm bão vào đất liền

Quảng Bình đón tâm bão Doksuri đầu tiên. Ghi nhận thực tế, trời hứng sáng, mưa giảm, gió cũng giảm nhưng còn mạnh.

Phó giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia giải thích, khi tâm bão đi vào đất liền, các hiện tượng mưa gió sẽ giảm, nhiều người lầm tưởng bão tan. Thực tế, sau khi tâm bão đi qua, mưa và gió sẽ mạnh hơn lúc trước.

Tùy từng cơn bão, thời gian lặng gió duy trì nhiều hay ít. Với cơn bão có bán kính tác động 30 km thì thời gian lặng gió kéo dài 30-60 phút. Với cơn bão này, chuyên gia khí tượng nhận định hiện tượng này sẽ kéo dài khoảng 30 phút.

11h: Hà Tĩnh mất điện, liên lạc đứt quãng

Quảng Bình mất điện diện rộng, Hà Tĩnh mất sóng viễn thông
Tại cảng Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị), lực lượng chống bão phải cúi rạp người vì gió mạnh.

Gió thổi rú lên từng hồi tại đồn biên phòng khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh), quật đổ nhiều cây cối và làm tốc mái nhà khu tập thể của công ty Lilama. Hầu khắp huyện thị ven biển bị mất điện. Mạng Internet, sóng điện thoại chập chờn.

Trước khi bão đổ bộ, chính quyền đã hoàn thành sơ tán được 1.000 hộ dân ven biển. Tại thành phố Hà Tĩnh, một số tuyến đường đã bị ngập và cây cối đổ gãy.

10h50: Quảng Bình cấm phương tiện lưu thông qua tỉnh

Quảng Bình mất điện diện rộng, Hà Tĩnh mất sóng viễn thông
Cổng chào ở trước cầu Nhật Lệ và ngã tư bưu điện thành phố Đồng Hới bị gió bão kéo sập.

Hàng loạt huyện thị ở Quảng Bình mất điện. Nhiều cột điện, viễn thông bị đổ nên liên lạc tới vùng tâm bão rất khó khăn.

Để phòng tránh nguy hiểm, Phòng cảnh sát giao thông Quảng Bình đã cử người chốt chặn phía nam Quảng Bình, hướng dẫn các phương tiện dừng, đậu đỗ tránh tâm bão. Phương tiện từ phía bắc được chặn lại ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Quảng Bình mất điện diện rộng, Hà Tĩnh mất sóng viễn thông
Các mái tôn bị gió giật sập.

10h30

Nằm ở rìa tâm bão, Nghệ An mưa giông từng cơn kèm theo gió mạnh, đường phố vắng vẻ. Sóng biển tại Cửa Lò cao khoảng 3m.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đến hơn 10h Nghệ An di dời được 3.900 hộ với hơn 16.000 nhân khẩu ở thị xã Cửa Lò; huyện Nghi Lộc, Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai đến trụ sở uỷ ban, trường học hoặc các nhà dân kiên cố.

Được cán bộ phường tới nhà chở về tránh bão tại trường tiểu học Nghi Thủy (thị xã Cửa Lò), bà Lương Thị Thái (74 tuổi) cho biết, đây là lần thứ ba ông bà phải đi trú bão. "Được đưa tới đây tôi cảm thấy yên tâm hơn", bà Thái tâm sự.

10h20: Dự báo nam đèo Ngang hứng tâm bão đầu tiên

Rìa bão cập bờ lúc 10h, nhưng phải khoảng một tiếng sau tâm bão sẽ vào đất liền. Dự báo khu vực nam đèo Ngang thuộc địa phận Quảng Bình sẽ là điểm đầu tiên đón tâm bão Doksuri. Do bão mạnh cấp 11-12 nên bán kính gió mạnh phủ khắp Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

Quảng Bình mất điện diện rộng, Hà Tĩnh mất sóng viễn thông
Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão lúc 8h sáng nay. (Ảnh: NCHMF).

10h00: Tâm bão Quảng Bình hứng gió mạnh

Nằm sát biển, Đồn biên phòng Roòn, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, ghi nhận gió mạnh cấp 11-12.

Cơ quan khí tượng cho biết, lúc 10h, tâm bão ngay trên bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình, sức gió mạnh nhất cấp 11-12 (tối đa 133km/h), giật cấp 14-15.

Ở Kỳ Anh có gió mạnh cấp 9, giật cấp 13; đảo Cồn Cỏ mạnh cấp 11, giật cấp 14; Hoành Sơn (Hà Tĩnh) cấp 9, giật cấp 12. TP Đồng Hới (Quản Bình) gió giật cấp 12.

9h50: Hà Tĩnh gió tăng cấp, bão đổ bộ

Tại cảng Vũng Áng, xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) trời mưa xối xả, gió thổi làm cây cối đổ nghiêng ngả. Xe đi ngoài đường phải rất chậm và cúi rạp. Anh Nguyễn Mông Tô (50 tuổi) nói: "Tôi ở đây 13 năm, song đây là cơn bão lớn nhất. Tuy bão chưa vào nhưng sức gió khủng khiếp. Gia đình gồm 3 thành viên đã được đưa lên đồn công an sơ tán".

Có mặt tại đồn công an Vũng Áng, Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo phải tập trung lực lượng giúp người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại.

9h40: Quảng Bình mất điện, nhiều cây ngã đổ

Nằm trong vùng tâm bão đi qua, các huyện ven biển Quảng Bình đang có gió mạnh cấp 11. Tiếng gió rít liên hồi, mưa xối xả, tầm nhìn hạn chế. Người đi lại trên đường phải cúi thấp để chống lại gió bão. Hiện, có một số nhà dân, biển quảng cáo và cây cối ngã đổ.

Tại TP Đồng Hới, nhiều khu vực mất điện. Công sở, trường học, chợ đóng cửa. Người dân được khuyến cáo ở trong nhà. “Không biết bão đã vào hay chưa, mưa rất to, cây cối gãy đổ, người dân không có cách gì cập nhật được thông tin chính xác”, ông Chữ ở phường Bắc Lý thông tin.

Quảng Bình mất điện diện rộng, Hà Tĩnh mất sóng viễn thông
Mái tôn hội trường đồn biên phòng Roòn bị tốc. (Ảnh: Hoàng Táo).

Trước đó tại xã Quảng Phú (Quảng Trạch, Quảng Bình), lực lượng biên phòng Roòn đến từng nhà dân ở khu vực sát biển, các nhà cấp 4 nhắc nhở người dân không chủ quan, kê dọn đồ đạc, xe máy và di chuyển đến nhà kiên cố trú bão. Đồn biên phòng chuẩn bị 2 tấn gạo, mì tôm dự trữ.

Anh Trần Văn Tiến cho biết đã giằng néo nhà cửa chắc chắn. Trong cơn gió cuốn, anh Tiến đưa vợ và con lên đồn biên phòng Roòn để tránh trú.

9h30: Dân đảo Cồn Cỏ xuống hầm trú ẩn

Có mặt tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Phó giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia Lê Thanh Hải thông tin, bão đang đi vào vùng giáp ranh giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình. Sức gió tại Kỳ Anh khoảng cấp 10, giật cấp 11.

Nằm trên đường di chuyển của bão, đảo Cồn Cỏ gió mạnh cấp 11-12. "Toàn bộ người dân huyện đảo đã được xuống hầm trú ẩn để đảm bảo an toàn", ông Hải thông tin.

Cồn Cỏ vốn là đảo quân sự.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Bão Doksuri mạnh thế nào?

Bão Doksuri mạnh thế nào?

Theo bản tin mới nhất lúc 11h trưa 14/9, chỉ trong ba giờ sáng nay, bão Doksuri (bão số 10) đã mạnh lên một cấp, thành cấp 11 với sức gió tối đa (100 đến 115 km/giờ).

Đăng ngày: 14/09/2017
Vì sao bão số 10 là cơn bão đầu tiên ở Việt Nam được cảnh báo đỏ?

Vì sao bão số 10 là cơn bão đầu tiên ở Việt Nam được cảnh báo đỏ?

Cơn bão số 10 được dự báo khi đổ bộ đất liền nước ta sẽ mạnh cấp 12-13, giật cấp 16 và nó là cơn bão đầu tiên của Việt Nam được cảnh báo nguy hiểm cấp độ 4 (màu đỏ).

Đăng ngày: 14/09/2017
Bão số 10 đạt sức gió 150km/h trước khi đổ bộ Nghệ An - Quảng Trị

Bão số 10 đạt sức gió 150km/h trước khi đổ bộ Nghệ An - Quảng Trị

Hồi 04 giờ ngày 14/09, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 113,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 140km về phía Đông Nam. S

Đăng ngày: 14/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News