Quang cảnh tuyệt vời khi bạn bước chân ra ngoài vũ trụ
Chắc chắn đây là quang cảnh mà có thể cả đời bạn cũng không tận mắt xem được.
Vào ngày 24/4, phi hành gia Thomas Pesquet của ESA và Shabe Kimbrogh của NASA đã cùng nhau thực hiện cuộc đi bộ ngoài không gian trên Trạm vũ trụ Quốc tế ISS. Không cần phải nói, đây chắc chắn là một trong những chuyến đi tuyệt vời nhất mà đời người có thể trải qua, còn gì bằng việc bạn có thể đi bộ trên ISS và ngắm nhìn Trái Đất từ xa, hay phóng tầm mắt ra khoảng không vô tận.
Quang cảnh xung quanh phi hành gia trên ISS khi họ đi bộ ngoài không gian.
Tất nhiên là đa phần trong chúng ta có sống cả đời cũng không tận mắt thấy được cảnh tượng đó, nhưng may mắn thay, Pesquet đã quay lại chuyến đi của anh và từ đó, chúng ta có thể biết được như thế nào là đi bộ bên ngoài tàu ISS qua góc nhìn thứ nhất.
Video "Bước chân ngoài vũ trụ".
Hai phi hành gia đã sửa chữa và bảo dưỡng rất nhiều thứ trên ISS, như bôi trơn cánh tay robot Canadarm2, kiểm tra van khí bị rò rỉ amoniac và thay thế vài camera trên khu vực của phi hành đoàn Nhật Bản. Nhìn chung thì đây chỉ là công việc mà cả hai thường xuyên phải làm, nhưng chính quanh cảnh xung quanh khi họ làm việc mới là điều đáng chú ý nhất, điều mà cả hai đều thích thú và tất nhiên cả những người ở Trái Đất đang theo dõi qua màn hình cũng thấy rất tuyệt.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất
Nhà khoa học hành tinh Barnes (Jason Barners) của trường đại học Idaho nước Mỹ sau nhiều năm nghiên cứu, tính toán được thời gian "Mặt Trăng đụng Trái Đất".
