Quay được hình ảnh Người tuyết ở Nga
Một số học sinh tại làng Rusko-Urski (khu Kemerovo, Liên bang Nga) đã quay được một đoạn phim những dấu chân của một loài động vật khổng lồ để lại trên nền tuyết trắng dày, bằng điện thoại di động.
>>> Video: Quay được hình ảnh Người tuyết ở Nga
Các chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu nhân thể học quốc tế (International Center of Hominology) đã xem xét một cách cẩn thận đoạn phim này và kết luận đó là dấu chân Người tuyết. Đoạn phim của các em được coi là vật chứng về sự tồn tại của Người tuyết ở Nga.
Cuối tháng giêng vừa qua, một em học sinh tên là Evguenii Anisimov cùng các bạn từ 10 đến 12 tuổi nhận thấy những vết chân khổng lồ trên nền tuyết trắng. Các em đều ngạc nhiên chẳng biết con vật gì đã để lại những dấu chân này. Sẵn có điện thoại di động Evguenii liền quay lại những hình ảnh ấy.
Dấu chân đã dẫn các em đến một chiếc hang nằm kín đáo giữa một bụi cây rậm rạp và các em đã nhìn thấy một sinh vật kỳ quái, có lông phủ kín người, tay dài khi phát hiện thấy người thì quay ngoắt lại và chạy biến vào trong rừng rậm.
Người cha của một trong số học sinh này bèn gửi đoạn phim ngắn đó đến Trung tâm nhân thể học quốc tế. Ông giám đốc Trung tâm là Igor Burtsev, người đã nhiều năm nghiên cứu hiện tượng Người tuyết và các chuyên gia tại đây đã xem xét rất kỹ lưỡng và kết luận là đoạn phim không phải là nguỵ tạo.
Ông Burtsev cho biết: "Khi xem xét đoạn video, các chuyên gia của chúng tôi không hề nghi ngờ rằng đó chính là Người tuyết. Họ đã nhận ngay ra được cánh tay rất dài của con vật đu trên cành cây và cách chạy như lướt trên mặt đất. Tư thế đó, những phản ứng đó và cách di chuyển đó là những bằng chứng nói lên rằng đoạn phim là quay thực những gì xảy ra tại hiện trường”.
Theo nhà khoa học này, đoạn phim cần được mang ra phân tích để thảo luận có hay không có Người tuyết ở Kuzbas.
Những lần gặp gỡ đầu tiên với Người tuyết tại những khu rừng ở Kuzbas bắt đầu rộ lên từ năm 2005. Tại khu vực Spasky Lugov là nơi một phụ nữ địa phương đã nhìn thấy tận mắt một sinh vật lông lá xuất hiện.
Sau đó tại địa phương này, không ít lần người ta phát hiện những dấu vết của một sinh vật to lớn dạng người: những cành lá bị đan vào nhau, kiểu như rào giậu, những vết chân và những cành cây rất to bị bẻ gẫy.
Thường xuyên nhất là những dấu vết lạ, không thể do người làm ra, chứng tỏ có một động vật lạ sinh sống trong các hang động ở dãy núi Shoria. Năm 2012 nhà sinh học trẻ Oxana Zukova từ xa đã nhìn thấy Người tuyết, đã chụp và công bố nhiều tấm ảnh động vật dạng người này tại vùng Urgha (cũng thuộc Kemerovo).

Bí mật tiếng gọi lúc mờ sáng
Đã hơn một tháng, Anna Bray, một phụ nữ độc thân 30 tuổi, sống tại thành phố Manchester (Anh) nhận thấy có những dấu hiệu rất kỳ quặc trong giấc mơ của mình. Cô thấy trong mơ rằng có ai đó thỉnh thoảng lại thì thầm vào tai cô: "Dậy đi, dậy đi Anna". Cô liền trở dậy, chân tay có vẻ chới với rất lạ.

13 sinh vật đáng sợ và bí ẩn nhất thế giới
Thế giới tồn tại rất nhiều loài sinh vật đáng sợ nhưng đầy kỳ lạ mà cho tới ngày nay vẫn là bí ẩn đối với con người. Chúng xuất hiện rất ít trước mắt con người nhưng luôn khơi gợi trí tò mò, tưởng tượng và tạo ra sự sợ hãi đối với con người.

Những tiết lộ “giật mình” về người ngoài hành tinh
Người ngoài hành tinh có thật và đã liên lạc với con người trên trái đất. Đây là khẳng định của ông Edgar Mitchell, cựu phi hành gia hàng đầu của NASA và là người đàn ông thứ 6 đặt chân lên mặt trăng.

Căn bệnh giết người hàng loạt và những bí ẩn 500 năm chưa thể làm rõ
Dù hàng trăm năm đã trôi qua nhưng nguyên nhân gây nên căn bệnh kỳ lạ này vẫn chưa bao giờ được làm rõ, đưa nó trở thành bí ẩn lớn nhất lịch sử y học thế giới.

Bạn biết gì về Gunung Padang – “Kim Tự Tháp 20 nghìn năm tuổi” vô cùng bí ẩn
Kim Tự Tháp lâu đời nhất của Ai Cập được xây dựng cách đây gần 5.000 năm nhưng một cấu trúc tương tự ẩn sâu dưới đống đổ nát có thể lớn hơn gấp 4 lần hiện đang tọa lạc tại một quốc gia Đông Nam Á.

The Hum - Âm thanh bí ẩn thách thức giới khoa học
Mang tên The Hum, âm thanh tần số thấp đều đặn kỳ lạ chỉ được 2% dân số nghe thấy ở những nơi biệt lập.
