Quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên cấm sử dụng túi nylon

Tất cả các cơ sở kinh doanh thương mại tại Chile sẽ có thời hạn từ 6 đến 24 tháng để loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng túi nylon.

Quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên cấm sử dụng túi nylon
Túi nylon sẽ bị cấm hoàn toàn trong các hoạt động thương mại ở Chile. (Ảnh: AFP.)

Tổng thống Chile Sebastian Pinera hôm qua chính thức ban hành lệnh cấm sử dụng túi nylon trong hoạt động thương mại, AFP đưa tin. Đây là dấu mốc lịch sử của Chile trong nỗ lực bảo vệ môi trường, đưa đất nước "hình trái ớt" này trở quốc gia đầu tiên ở khu vực Mỹ Latinh cấm sử dụng túi nylon trên phạm vi cả nước.

Điều luật mới quy định ngoại trừ bao bì đóng gói (cần thiết để bảo quản thực phẩm), mọi hình thức sử dụng túi nylon sẽ bị cấm tuyệt đối tại tất cả các cơ sở kinh doanh thương mại như siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng hay hiệu thuốc.

Các doanh nghiệp lớn sẽ có thời hạn 6 tháng để chuẩn bị cho việc loại bỏ hoàn toàn túi nylon, trong khi đó, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ có hai năm để thích ứng với điều luật mới. Trong thời hạn này, việc sử dụng túi nylon sẽ bị giới hạn. Các cơ sở kinh doanh thương mại chỉ được phép sử dụng tối đa hai túi nylon cho mỗi lần giao dịch. Cơ sở nào vi phạm sẽ phải nộp phạt 370 USD với mỗi túi nylon được phát ra.

"Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang có bước tiến lịch sử hướng đến một Chile xanh sạch hơn", Tổng thống Pinera nhấn mạnh trong bài phát biểu trước công chúng tại trung tâm thủ đô Santiago của Chile. "Có 7,6 tỷ cư dân trên thế giới. Mỗi người trong số chúng ta không thể tiếp tục gây ô nhiễm môi trường như thể Trái Đất thuộc sở hữu riêng của mình".

Trung bình, mỗi người dân Chile sử dụng khoảng 200 túi nylon mỗi năm. Theo Pinera, mỗi túi nylon chỉ mất vài giây để sản xuất và cũng chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn rồi bị vất bỏ, nhưng chúng phải mất tới 400 năm để có thể phân hủy trong môi trường tự nhiên. Chính phủ Chile muốn thay đổi thói quen sử dụng một lần rồi vứt bỏ của người dân và hướng tới xây dựng văn hóa tái chế và tái sử dụng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Khí hậu Châu Âu sẽ ngày càng giống Việt Nam nếu lượng CO2 tiếp tục tăng

Khí hậu Châu Âu sẽ ngày càng giống Việt Nam nếu lượng CO2 tiếp tục tăng

Theo đà phát thải CO2 hiện nay, người dân Châu Âu có thể sẽ sớm phải học cách sống chung với khí hậu nhiệt đới quanh năm nóng ẩm như đã từng xảy ra cách đây 50 triệu năm trước.

Đăng ngày: 04/08/2018
Rác thải nhựa phân hủy sản sinh ra khí gây hiệu ứng nhà kính

Rác thải nhựa phân hủy sản sinh ra khí gây hiệu ứng nhà kính

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS ONE ngày 1/8 này làm dấy lên lo ngại ảnh hưởng của hiện tượng này đối với biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 03/08/2018
Rãnh nứt khổng lồ ở Tây Tạng có thể dự báo thảm họa kinh hoàng

Rãnh nứt khổng lồ ở Tây Tạng có thể dự báo thảm họa kinh hoàng

Theo Daily Mail, nghiên cứu những rãnh nứt ở cao nguyên Tây Tạng có thể giúp các nhà khoa học dự đoán chính xác những trận động đất trong tương lai.

Đăng ngày: 02/08/2018
Olympus - đỉnh vinh quang của 12 vị thần

Olympus - đỉnh vinh quang của 12 vị thần

Núi Olympus là đỉnh núi cao nhất của Hy Lạp với độ cao 2.918m. Do chân núi nằm gần như ngang với mực nước biển, nên nó được xếp vào danh sách ngọn núi cao bậc nhất tại châu Âu.

Đăng ngày: 02/08/2018
Vòi rồng lửa cao gần 600m quét qua thị trấn Mỹ

Vòi rồng lửa cao gần 600m quét qua thị trấn Mỹ

Đám cháy rừng và nắng nóng tạo điều kiện hoàn hảo cho vòi rồng lửa bùng lên và di chuyển dọc thị trấn đông người ở bang California, Mỹ.

Đăng ngày: 01/08/2018
Ghế băng

Ghế băng "kiểu Úc" làm từ túi nhựa tái chế

Với khoảng 650.000 lượt du khách ghé thăm mỗi năm, hòn đảo Rottnest ở Tây Australia đã trở thành một điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách quốc tế.

Đăng ngày: 31/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News