Quy hoạch phân vùng để bảo vệ môi trường biển
Các quan chức và chuyên gia môi trường đánh giá rằng biển và các đảo của Việt Nam đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm xuất phát từ nhiều nguồn, và muốn có quy hoạch khai thác một cách bền vững.
Ông Chu Phạm Ngọc Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường, phát biểu tại một diễn đàn về biển Việt Nam tuần trước, cho rằng quá trình khai thác tài nguyên biển có tác động tiêu cực đến các giá trị và tính bền vững về mặt môi trường. Việc khai thác quá mức sẽ gây lãng phí và sớm cạn kiệt tài nguyên biển, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển.
Hàng loạt nhà máy mọc lên ở các khu kinh tế, khu công
nghiệp ven biển cùng sự cố tràn dầu là một trong những nguyên
nhân gây nguy cơ ô nhiễm môi trường biển đảo. (Ảnh: Trí Tín)
Ông Hiển nêu các nguồn tác động đến môi trường biển như sự cố tràn dầu gây ô nhiễm. Chẳng hạn, trong bốn tháng đầu năm 2007 ước tính có gần 52.000 tấn dầu rò rỉ ở bờ biển Việt Nam, trong khi công tác thu gom chỉ làm sạch được chừng 10% số lượng đó. Ô nhiễm dầu sẽ gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái ven biển.
Tình trạng nước biển dâng đang làm gia tăng sức ép lên tài nguyên, môi trường biển và có khả năng làm tăng thiên tai trên biển. Tiến sĩ Trần Hồng Thái, Phó Viện trưởng Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường lo ngại rằng, hiện tượng xâm nhập mặn diễn biến phức tạp và khó lường bắt đầu gây khó khăn cho cuộc sống của hàng triệu người dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tượng xâm thực bờ biển và mặn hóa đất liền đang là mối lo lớn đối với chất lượng nước ngầm của các tỉnh, thành ven biển, hải đảo.
Khai thác cát biển ở khu vực gần bờ để trồng hành, tỏi đang gây ảnh hưởng
lớn đến môi trường sinh thái huyện đảo Lý Sơn(Quảng Ngãi). (Ảnh: Trí Tín)
Để khắc phục tình trạng khai thác quá mức, ông Vũ Thanh Ca, Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo, cho rằng cần nhanh chóng hoàn thiện các thể chế, chính sách phục vụ quản lý tổng hợp và thống nhất biển và hải đảo để quản lý tốt hơn tài nguyên và môi trường biển. Theo ông, nên quy hoạch khai thác trên cơ sở phân vùng chức năng. Ông Ca cũng khuyến nghị cần ngừng ngay việc xé lẻ, phân lô bán nền vùng đệm sinh thái biển trên phạm vi cả nước.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
