Rác sau sóng thần ở Nhật trôi tới Mỹ
Ô tô, nhà cửa và thậm chí cả những mảnh thi thể bị cuốn trôi từ Nhật Bản sau trận sóng thần hôm 11/3 đã được tìm thấy ở vùng biển West Coast của Mỹ.
Các nhà chức trách ở đây đã nhận được tin báo về những khối rác khổng lồ gồm xe hơi, máy kéo, tàu bị lật úp và cả những mảnh thi thể của những người còn đang mất tích đang theo sóng và gió ở Thái Bình Dương tới bờ biển phía Tây của nước Mỹ. Hơn 200.000 công trình xây dựng và hàng ngàn người đã bị cuốn trôi ra biển sau thảm họa sóng thần tại Nhật Bản vừa qua.
Theo lời nhà hải dương học của Mỹ Curtis Ebbesmeyer, người đã dành nhiều thập niên nghiên cứu và theo dõi các vật trôi dạt cho biết, khối rác khổng lồ từ Nhật trong ba năm tới sẽ trôi hết tới bờ biển phía Tây của Mỹ. Một vài mảnh vỡ đầu tiên đã được tìm thấy vào ngày hôm 7/4.
Sau đó, chúng sẽ di chuyển về phía Hawaii và rồi lại quay ngược lại châu Á. Tất cả sẽ di chuyển theo một vòng tròn của dòng hải lưu vốn được biết tới là vòng xoay tròn Bắc Thái Bình Dương. Và trong vòng 1 năm tới, các mảnh vỡ này sẽ theo dòng hải lưu tới bờ biển Washington, Oregon và California.
Các thành viên của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ, những người đã phát hiện ra quá trình di chuyển bất thường của khối rác nổi nói rằng họ chưa từng thấy bất cứ trường hợp nào giống như thế và cảnh báo các mảnh vỡ có thể trở thành mối đe dọa đối với ngành giao thông vận tải đường biển.
Hiện nhà nghiên cứu Curtis Ebbesmeyer đang theo dõi chặt chẽ sự chuyển động của các khối rác từ Nhật Bản. Theo ông, các mảnh kim loại có thể theo gió tới bờ nhanh hơn, trong khoảng 1 năm, trong khi các mảnh gỗ vỡ phải mất nhiều thời gian hơn gấp 2-3 lần. Chúng bị mắc kẹt trong vòng xoáy Bắc Thái Bình Dương nên cứ tiếp tục trôi nổi gây nguy hiểm cho tàu thuyền đi lại trong khu vực.
Một ngôi nhà trôi nổi trên Thái Bình Dương sau sóng thần tại Nhật Bản.
Hình ảnh mô tả vị trí khối rác khổng lồ từ Nhật Bản sẽ chạm tới bờ biển phía Tây nước Mỹ trong vòng một năm tới.
Trong 3 năm chúng sẽ chạm tới bờ biển nước Mỹ rồi sau đó sẽ rời đây di chuyển tới Hawaii và quay trở lại Nhật theo vòng tròn xoay Bắc Thái Bình Dương.
Mảnh vỡ của xe hơi, tàu thuyền, gỗ và các mảnh thi thể đang trôi nổi trên đại dương.
Ảnh mô phỏng toàn bộ quá trình di chuyển của khối rác theo vòng xoáy tròn Bắc Thái Bình Dương.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
