Rắn nhỏ thoát khỏi bụng rắn to sau khi bị nuốt chửng

Một con rắn nhỏ hơn chui ra từ miệng con rắn to, sau khi rắn to bị một con mèo giết chết.

>> Video: Ếch giúp bạn thoát khỏi miệng rắn


Con rắn nhỏ đang bò ra từ miệng rắn to. (Ảnh: National Geographic).

Năm 2011, Dick Mulder, người Hà Lan, chủ nhân con mèo giết chết rắn Bốn sọc, đã chụp được khoảnh khắc con rắn Whip bò ra từ bụng Bốn sọc sau khi ông vứt xác nó khỏi vườn nhà ở đảo Corfu, Hy Lạp.

"Vợ tôi, người không thích thú gì với cảnh có một con rắn chết nằm trên hiên nhà, đã kêu lên rằng con rắn chưa chết, cô ấy nhìn thấy nó chuyển động", ông Mulder cho biết. "Tôi cam đoan với cô ấy rằng con rắn đã chết hẳn" - Mulder nhớ lại, cho đến khi ông nhìn gần hơn.

"Tôi đi lấy máy ảnh, khi trở lại, tôi nhìn thấy đầu của một con rắn nhỏ hơn", ông nói. Con rắn nhỏ cuối cùng cũng thoát ra khỏi bụng con to và bò về với thế giới tự nhiên, dường như không hề hấn gì.

Theo National Geographic, Andrew Gray, chuyên gia về bò sát tại Bảo tàng Manchester nước Anh, là người đầu tiên đăng tải sự việc hi hữu này trên blog hồi tháng 1.

Gray cho biết trước đó ông mới chỉ biết đến duy nhất một trường hợp rắn trốn thoát sau khi bị con khác ăn thịt. Con bị ăn thịt đã luồn lách ra ngoài từ vết thương của con ăn thịt sau khi bị thợ săn bắn.

Việc thoát ra từ miệng con rắn ăn thịt cũng bất thường. Rắn thường nuốt đầu con mồi trước tiên, rồi mới lần lượt đến các bộ phận khác.

Do đó, rắn Whip có thể đã quay ngược hình chữ U trong bụng rắn Bốn sọc. Gray đoán, chắc hẳn rắn Whip phải "đủ nhỏ và nhanh nhẹn mới có thể làm được việc đó".

Tuy nhiên, làm sao mà một con rắn có thể sống sót trong cơ thể một con khác. Theo Gray, câu trả lời duy nhất là con rắn to chỉ vừa mới nuốt chửng con rắn bé ngay trước khi bị con mèo tấn công. Nếu không, dịch tiêu hóa của con to tiết ra sẽ giết chết con bé, hoặc nó sẽ chết vì ngạt thở hay bị nghiền nát.

Ngoài ra, phải kể thêm đến yếu tố may mắn. Rắn Bốn sọc là loài rắn bản địa lớn nhất châu Âu không có nọc độc. Và rắn Whip cũng phải biết ơn con mèo, kẻ đã vô tình cứu mạng mình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao một số động vật vẫn

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?

Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Đăng ngày: 15/04/2025
Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Đăng ngày: 14/04/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 13/04/2025
Khả năng kỳ lạ của mèo

Khả năng kỳ lạ của mèo

Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Đăng ngày: 12/04/2025
13 sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến

13 sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến

Bạn có biết rằng mai rùa cũng được làm từ xương?

Đăng ngày: 11/04/2025
Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Đăng ngày: 11/04/2025
Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Đăng ngày: 10/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News