Rãnh nứt khổng lồ ở Tây Tạng có thể dự báo thảm họa kinh hoàng
Cao nguyên Tây Tạng xuất hiện những vết nứt vỡ, chia cắt khu vực làm 4 mảnh khổng lồ khiến các nhà khoa học hết sức lo ngại.
Theo Daily Mail, nghiên cứu những rãnh nứt ở cao nguyên Tây Tạng có thể giúp các nhà khoa học dự đoán chính xác những trận động đất trong tương lai.
Khu vực cao nguyên Tây Tạng.
Các chuyên gia đến từ Đại học Illinois đã sử dụng rất nhiều phương pháp đo lường địa chất tại Tây Tạng, phát hiện ra những vết nứt vỡ khổng lồ dưới lớp vỏ manti. Đây là lớp thứ 2 sau lớp vỏ trái đất. Từ vỏ trái đất cho tới độ sâu 2900km là lớp Manti. Các vết nứt chia lớp vỏ thành 4 mảnh theo các góc và khoảng cách khác nhau.
"Các vết nứt này dường như là lý do vì sao những trận động đất chỉ xảy ra ở một số khu vực thuộc nam và miền trung Tây Tạng", Xiaodong Song, một chuyên gia nghiên cứu nói.
Song cho biết, mảng kiến tạo Ấn Độ đã chạm đến châu Á vào khoảng 50 triệu năm trước, kéo theo chuỗi phản ứng địa chất trong thời gian dài.
Khi các khe nứt xuất hiện, nó gây ảnh hưởng đến nhiệt lượng từ lõi Trái đất chạm đến lớp manti. Tính linh hoạt của lớp vỏ này cũng bị tác động, kéo theo xu hướng xuất hiện các trận động đất lớn khủng khiếp.
Xiaodong Song đồng tác giả nghiên cứu tại Đại học Illinois, Mỹ.
Nếu như xác định được nguồn gốc vết nứt, các nhà nghiên cứu có thể đưa nó vào mô hình tính toán để dự đoán động đất một cách chính xác hơn trong tương lai. Hàng ngàn sinh mạng sẽ được cứu sống nhờ việc dự báo sớm và chính xác động đất.
"Trước kia, chúng ta biết rằng một số khu vực phía Nam Cao nguyên Tây Tạng phải chịu nhiều động đất hơn nhưng không rõ vì sao. Mọi chuyện giờ đây đã hợp lý hơn", Jiangtao Li, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.
"Có mối liên hệ rất rõ ràng giữa vị trí động đất và hướng phân mảnh của mảng kiến tạo", Jiangtao nói.
Tuy vậy, để dự đoán chính xác được thời điểm và quy mô của các trận động đất thì vẫn là một thách thức không nhỏ với các nhà khoa học.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PNAS.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
