Rết "quái vật" được tìm thấy ở nơi có môi trường sống như địa ngục

Sâu trong một hang động ở Romania, các nhà nghiên cứu đã tìm ra sự tồn tại của loài rết được mệnh danh là "quái vật của hang động".

Hang động ở Romania được biết đến là nơi nồng độ ôxy chỉ bằng một nửa so với chúng ta vẫn biết và lưu huỳnh cực độc có ở khắp mọi nơi.

Tuy nhiên tại đây, một hệ sinh thái độc đáo đã tự hình thành bất chấp những điều kiện không thuận lợi nhờ sự hiện diện của vi khuẩn sinh tổng hợp ăn carbon dioxide (CO2) và mêtan.

Rết quái vật được tìm thấy ở nơi có môi trường sống như địa ngục
Con "quái vật" chỉ dài 52 mm nhưng là loài lớn nhất trong số những cư dân hang động này.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí ZooKeys tiết lộ, môi trường sống như địa ngục này lại phù hợp với một kẻ thống trị đó là rết troglobiont. Con "quái vật" chỉ dài 52 mm nhưng là loài lớn nhất trong số những cư dân hang động được phát hiện ở hang động Movile cho đến nay.

Hang động Movile lần đầu tiên tách khỏi môi trường bên ngoài vào kỷ Tân Cận (Neogen), cách đây nhiều triệu năm. Nó vẫn bị cô lập cho đến khi được phát hiện vào năm 1986 bởi một nhóm công nhân người Romania đang tìm kiếm địa điểm để xây dựng một nhà máy điện. 

Một không gian như vậy, tách khỏi thế giới rộng lớn hơn và có điều kiện khắc nghiệt, sẽ không có sự sống. Nhưng các nhà nghiên cứu đã vô cùng bất ngờ khi tìm thấy vẫn có sự tồn tại của sự sống loài bọ cạp nước troglobiont, nhện liocranid và nhện, đỉa hang động và dự kiến sẽ còn nhiều hơn thế nữa có thể được tìm thấy.

Nhóm nghiên cứu đằng sau việc xác định và phát hiện ra con rết với tư cách là "Vua hang động" bắt đầu điều tra sinh vật này khi họ nghi ngờ về các giả thuyết hiện có rằng hang động Movile là nơi sinh sống của các loài sống trên bề mặt phổ biến ở châu Âu.

Mẫu vật đã được thu thập bởi các nhà khoa học Serban Sarbu và Alexandra Maria Hillebrand, sau đó được chuyển cho nhóm các nhà khoa học khác gồm tiến sĩ Varpu Vahtera (Đại học Turku, Phần Lan), Giáo sư Pavel Stoev (Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia, Bulgaria) và Tiến sĩ Nesrine Akkari (Bảo tàng Tự nhiên Lịch sử Vienna, Áo) để nghiên cứu thêm.

"Kết quả của chúng tôi đã xác nhận những nghi ngờ và tiết lộ rằng loài rết trong hang động Movile khác biệt về mặt hình thái và di truyền, cho thấy rằng nó đã tiến hóa từ họ hàng gần nhất sống trên bề mặt trong suốt hàng triệu năm thành một đơn vị phân loại hoàn toàn mới thích nghi tốt hơn với cuộc sống. Con rết được mô tả là một loài săn mồi có nọc độc, cho đến nay là loài lớn nhất trong số các loài động vật được mô tả trước đây từ hang động này", các nhà khoa học nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài phong lan mới xấu nhất thế giới

Phát hiện loài phong lan mới xấu nhất thế giới

Trái ngược với những họ hàng rực rỡ tỏa hương thơm ngát, loài phong lan mới phát hiện có hình dáng như đang phân hủy và mùi thịt thối để thu hút côn trùng.

Đăng ngày: 18/12/2020
Loài bướm vua trên bờ vực nguy cấp

Loài bướm vua trên bờ vực nguy cấp

Chính quyền liên bang Mỹ đang cân nhắc việc đưa loài bướm sặc sỡ và quen thuộc bậc nhất trên khắp Bắc Mỹ vào danh sách sinh vật bị đe dọa, AP đưa tin hôm 14/12.

Đăng ngày: 15/12/2020
Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học chứng kiến loài ong biết dùng công cụ

Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học chứng kiến loài ong biết dùng công cụ

Đơn giản là vì thứ công cụ chúng dùng khiến ai cũng cảm thấy ghê sợ.

Đăng ngày: 15/12/2020
Phát hiện cấu trúc kỳ lạ ẩn bên trong tế bào thực vật

Phát hiện cấu trúc kỳ lạ ẩn bên trong tế bào thực vật

Một nhóm các nhà nghiên cứu vừa xuất bản một nghiên cứu mô tả về một cấu trúc đáng ngạc nhiên tồn tại bên trong một bào quan - một cơ quan đã bị che khuất trong nhiều thập kỷ.

Đăng ngày: 10/12/2020
Nguồn gốc đôi cánh của côn trùng từ đâu?

Nguồn gốc đôi cánh của côn trùng từ đâu?

Nghiên cứu mới cho rằng đôi cánh đầu tiên trên Trái đất có thể đã phát triển từ… đôi chân của một loài giáp xác cổ đại không biết bay.

Đăng ngày: 07/12/2020
Chuyện khó tin nhưng có thật: Tò vò bé xíu mà cũng làm rơi cả máy bay nặng hàng tấn

Chuyện khó tin nhưng có thật: Tò vò bé xíu mà cũng làm rơi cả máy bay nặng hàng tấn

Kích cỡ của sinh vật tỷ lệ nghịch với thiệt hại mà chúng có thể gây ra.

Đăng ngày: 05/12/2020

"Nhện góa phụ giả dạng" có thể truyền vi khuẩn kháng kháng sinh

Thông tin công bố trên tạp chí Scientific Reports cho biết nhiều vết cắn của loài "nhện góa phụ giả dạng" có khả năng truyền vi khuẩn khi chúng cắn người.

Đăng ngày: 05/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News