Robot biết khi nào chúng ta buồn, vui hay tức giận
Một con rôbôt có những lời nói đồng cảm với chúng ta chẳng khác gì bộ phim viễn tưởng, thế nhưng với sự hỗ trợ của mạng lưới thần kinh các nhà khoa học Châu Âu hiện đang nghiên cứu chế tao những con rôbôt có cùng trạng thái tình cảm với chúng ta. Feelix Growing đang nghiên cứu phần mềm giúp rôbôt học nhận biết khi chúng ta buồn, vui hay tức giận.
Cách thức học tập được thực hiện nhờ sử dụng mạng lưới thần kinh nhân tạo rất phù hợp với đầu vào luôn biến đổi đa dạng mà rôbôt nhận thức tiếp cận. Bằng cách sử dụng máy quay và cảm biến, những con rôbôt rất bình thường do các nhà nghiên cứu chế tạo từ chủ yếu các bộ phận bỏ đi đã có thể phát hiện các thông số khác nhau ví dụ như biểu hiện gương mặt của con người, giọng nói. Đồng thời chúng cũng tiến gần tới khả năng xác định trạng thái cảm xúc của con người.
Trên hình là con rôbôt do các nhà khoa học tại trường Ecole Polytechnique Fédérale de Lausanne. Nó có thể trả lời con người bằng cách thực hiện các hoạt động cánh tay có thể theo dõi bằng mắt dễ dàng. Con rôbôt sẽ được sử dụng trong các nghiên cứu thí điểm với trẻ em mắc bệnh tự kỷ để tìm hiểu ý thức của trẻ em về “agentivity”. Ví dụ như khả năng hiểu tác động của hành động đối với người khác. (Ảnh: Image courtesy of Feelix Growing Consortium/EPFL) |
Khoa học kỹ thuật đã đưa các nghiên cứu của các lĩnh vực như chế tạo rôbôt, hệ thống thích nghi, tâm lý học so sánh và phát triển, khoa học thần kinh và phong tục học tiến lại gần nhau. Tất cả đều hướng về hành vi của con người.
Bạn cảm thấy ổn chứ?
Giống như một đứa trẻ, rôbôt có thể học từ kinh nghiệm cách đáp lại cảm xúc của người sống xung quanh nó.
Nếu ai đó biểu hiện nỗi sợ hãi hay khóc vì đau đớn, con rôbôt có thể học cánh thay đổi hoạt động của nó để khiến nó bớt đáng sợ hơn hay có thể hỗ trợ con người nếu cần thiết. Nếu ai đó khóc vì vui sướng, con rôbôt cũng có thể nhân diện sự khác biệt rồi một ngày nào đó nó sẽ tự điều chỉnh phản ứng cho thích hợp với từng người.
Điều phối dự án tiến sĩ Lola Canamero có nói về Feelix Growing trên BBC News story như sau: “Đây hầu như là thông tin phản hồi tiếp xúc cũng như hành vi. Phản hồi xúc giác và xúc cảm qua các hoạt động củng cố tích cực, ví dụ như dùng lời lẽ lịch thiệp, hành động đẹp hay giúp đỡ rôbôt làm gì đó nếu nó không biết phải giải quyết ra sao”.
Bản năng vật liệu
Dự án Chương trình khung thứ 6 kéo dài 3 năm có sự tham gia của 6 nước và 25 chuyên gia hiện đang chế tạo các con rôbôt trưng bày làm bằng chứng cho quan điểm của họ.
Một con rôbôt thử nghiệm đã đi theo các nhà nghiên cứu đến khắp nơi như con gấu con theo mẹ để học các kinh nghiệm khi nào nên bám theo sau hay khi nào cần phải đi sát gấu mẹ. Khuôn mặt của rôbôt cũng đang được chế tạo để thể hiện các cảm xúc khác nhau.
Nếu rôbôt có thể hiểu được cảm xúc của con người, đồng thời có thể biểu hiện sự đồng cảm, con người sẽ nhanh chóng chấp nhận rôbôt phục vụ.
Không hẳn là I Rôbôt
Theo Canamero, những con rôbôt có thể thích nghi với hành vi của con người là rất cần thiếu nếu máy móc trong tương lai sẽ giữ một vài trò nhất định trong xã hội, ví dụ như việc giúp đỡ người ốm yếu, người già, người bị bệnh tự kỷ hay những người không thể ra khỏi nhà. Chúng sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ trong nhà, hay đơn giản chỉ để phục vụ như cầu giải trí.
Mặc dù những người thực hiện dự án vẫn lo sợ viễn cảnh I Robot có những cảm xúc phức tạp có khả năng tự quyết định mọi việc nhưng phần mềm giúp rôbôt đồng cảm đang được Feelix Growing chế tạo là một bước tiến lớn cho ngành chế tạo rôbôt.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
