Robot bơi trong mạch máu

Trong tương lai gần, khi các bác sĩ nói rằng trường hợp này cần phải phẫu thuật thì người bệnh chớ quá lo lắng.

Bởi có thể các thầy thuốc không động dao kéo gì nhiều mà công việc đó là do một robot tí hon đảm nhiệm. Bước đột phá trong điều trị này xuất phát từ Đại học Stanford (Mỹ). Đó là thiết bị có thể bơi trong lòng tĩnh mạch do các bác sĩ điều khiển không dây qua sóng điện từ ở bên ngoài cơ thể bệnh nhân.

Robot bơi trong mạch máu

Mẫu robot phẫu thuật trước đây muốn hoạt động cần có năng lượng nhờ những khối pin khá lớn, đến nay kích cỡ chúng đã được thu nhỏ bằng hạt gạo. Loại thiết bị này có thể đi đến nơi cần cung cấp dược phẩm một cách chính xác cho bộ phận cơ thể, chứ không phải hấp thu toàn thân như cách cổ điển là uống hoặc tiêm thuốc với nhiều tác dụng phụ.

Chúng cũng có thể làm những phẫu thuật hết sức tinh tế hoặc làm nhiệm vụ thám sát rồi gửi hình ảnh ra ngoài, thay thế phương pháp nội soi xâm lấn hiện hành. Nguyên mẫu robot phẫu thuật đa năng tí hon này là 3 x 4mm và tương lai còn có thể thu nhỏ hơn.

Robot bơi trong mạch máu

Vào đầu tháng 4/2012, tại Hội nghị quốc tế về vi mạch rắn ứng dụng trong điều trị, giáo sư Ada Poon đã chứng minh sự hiệu quả của loại robot mới. Chúng vừa có thể tự hành hoặc được điều khiển không dây ở bên ngoài cơ thể bệnh nhân. Theo Giáo sư Ada Poon thì loại thiết bị này đáp ứng được nhiều yêu cầu. Chúng là một cuộc cách mạng trong công nghệ y khoa, ứng dụng từ điều trị qua dược phẩm đến chẩn đoán hoặc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Theo báo Daily Mail, loại robot mới nhất của Ada Poon có thể “đi lang thang” trong mạch máu, cung cấp thuốc đến vị trí cụ thể, thực hiện phân tích bệnh và ngoạn mục hơn nữa là loại trừ cục máu đông hoặc loại bỏ các mảng bám trong lòng động mạch xơ cứng.

Bí quyết của robot phẫu thuật thế hệ mới này là nó được điều hành qua sóng radio không dây, và đó cũng chính là nguồn cung cấp năng lượng để nó có thể di chuyển qua các dòng máu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News