Robot chữa chứng ngáy ngủ
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa công bố một robot có khả năng chữa chứng ngáy khi ngủ.
Robot chữa chứng ngáy ngủ bề ngoài giống một con gấu bông bình thường. (Ảnh: Telegraph)
Telegraph cho hay con robot trên có bề ngoài giống một con gấu bông trắng. Khi ngủ, người ngủ sẽ đặt tay vào một thiết bị đo nồng độ oxy trong máu bên dưới một tấm cảm biến và một chiếc mic phát hiện những tiếng ồn lớn.
Vào những thời điểm người ngủ thở khó và ngáy, nồng độ máu sẽ giảm. Gấu robot sẽ kích hoạt bàn chân và gõ vào trán người ngủ. Hành động này sẽ khiến họ dừng ngáy mà không bị thức giấc. Các chân robot cũng lay đầu người ngủ khi mic phát hiện lượng tiếng ồn vượt quá một mức nhất định.
Gấu robot được đặt tên là Jukusui-kun, dựa theo từ "giấc ngủ sâu" trong tiếng Nhật Bản. Robot do các nhà khoa học thuộc đại học Waseda Tokyo chế tạo và đã được công bố trong Lễ hội robot quốc tế dù chưa được bán ra thị trường.

Những hệ thống vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới
Vũ khí quân sự luôn là 1 phương diện để thể hiện sức mạnh của mỗi quốc gia, trong đó có vũ khí hạt nhân. Dưới đây là danh sách những loại vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới.

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương
Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới
Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động
Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh
Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương
Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.
