Robot đầu tiên uốn cong đôi cánh bay lượn như chim

Robot PigeonBot thay đổi hình dạng các đốt khớp và kiểm soát hai khớp cánh để điều hướng như chim bồ câu.

Chim bồ câu có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người nếu số lượng quá nhiều, tương tự loài chuột. Tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm ra giá trị của loài bồ câu để tạo ra bản thiết kế hoàn hảo cho loại thế hệ máy bay mới.

Bồ câu có thể thay đổi hình dạng và cấu trúc đôi cánh bằng cách tự nhổ lông hoặc xếp lông lại gần nhau giúp chúng có thể bay nhanh hơn so với những chiếc máy bay không người lái hiện nay. Thông qua sử dụng những nghiên cứu mới về cách chim bồ câu kiểm soát khớp và lông trên cánh, các nhà khoa học đã tạo ra một con chim bồ câu robot với tên gọi PigeonBot có đôi cánh như bồ câu thật. Nghiên cứu sẽ mở đường cho việc chế tạo những mẫu máy bay đạt vận tốc nhanh hơn. 

Robot đầu tiên uốn cong đôi cánh bay lượn như chim
PigeonBot có khả năng bay lượn giống hệt chim bồ câu. (Ảnh: Techreview).

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành uốn cong và dang rộng cánh của những con chim bồ câu đã chết để tìm hiểu cách kiểm soát hình dạng đôi cánh của chúng. Kết quả cho thấy các góc của hai khớp cánh, cổ cánh và các đốt khớp đều có sự liên kết đến lông cánh. Sự định hướng của những chiếc lông dài và cứng sẽ giúp con chim bay dễ dàng và đạt vận tốc mong muốn. 

Robot đầu tiên uốn cong đôi cánh bay lượn như chim
So sánh hai khớp cánh, cổ cánh và các đốt khớp giữa chim bồ câu và PigeonBot. (Ảnh: Longrom).

David Lentink, kỹ sư và nhà sinh học tại Đại học Stanford cho biết bên cạnh việc đặt nền móng cho việc chế tạo những mẫu máy bay không người lái thì điều thú vị về robot PigeonBot là nó có thể linh hoạt thay đổi hình dạng cánh như loài chim, điều mà trước đây chưa có loại robot nào làm được.

Trong các thử nghiệm bay, nhóm của Lentink đã quan sát thấy chỉ cần thay đổi đốt khớp của một cánh sẽ giúp robot xoay vòng. Điều này chứng tỏ rằng loài chim cũng dùng đốt khớp để điều hướng bay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị hỗ trợ lặn như máy bay phản lực

Thiết bị hỗ trợ lặn như máy bay phản lực

Thiết bị nặng khoảng 2kg, đạt tốc độ 1,8m mỗi giây, lặn sâu 5 - 40m, dùng liên tục 60 phút mỗi lần sạc đầy.

Đăng ngày: 19/01/2020
Than sinh học sản xuất từ vỏ mía và mùn cưa

Than sinh học sản xuất từ vỏ mía và mùn cưa

Các nhà khoa học đã dùng vỏ trấu, mùn cưa để chế tạo than sinh học giúp phát thải ít khí CO2, giảm tình trạng thiếu nhiên liệu hóa thạch.

Đăng ngày: 17/01/2020
Các nhà nghiên cứu công bố loại pin lithium ion dẻo

Các nhà nghiên cứu công bố loại pin lithium ion dẻo "bất tử", hứa hẹn sẽ ra mắt trong vòng 2 năm tới

Bê tông xây nên nền móng thế giới hiện đại ngày nay, nhưng thứ vận hành công nghệ của tương lai đặt trên nền bê tông đó thì là pin lithium-ion.

Đăng ngày: 16/01/2020
Đánh bại đầu bếp, robot có thể làm 300 chiếc pizza mỗi giờ

Đánh bại đầu bếp, robot có thể làm 300 chiếc pizza mỗi giờ

Robot sản xuất pizza có thể làm và nướng 300 chiếc pizza mỗi giờ với sự hỗ trợ tối thiểu của con người được công bố tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng (CES) 2020.

Đăng ngày: 15/01/2020
Chế tạo thành công robot

Chế tạo thành công robot "sống" từ tế bào ếch châu Phi

Các nhà khoa học Mỹ vừa tạo ra robot sống đầu tiên bằng cách ghép tế bào của loài ếch có móng vuốt châu Phi thành những robot nhỏ.

Đăng ngày: 15/01/2020
Hàn Quốc thử nghiệm thành công kính áp tròng thông minh, ước mơ

Hàn Quốc thử nghiệm thành công kính áp tròng thông minh, ước mơ "thần nhãn" sắp thành hiện thực

Hết chip gắn não rồi tới kính áp tròng thông minh, chẳng mấy mà con người ta tiến hóa thành nửa sinh học nửa máy móc.

Đăng ngày: 14/01/2020
Úc phát triển đê nổi để chắn sóng và gió bão

Úc phát triển đê nổi để chắn sóng và gió bão

“Rừng nổi nhân tạo” do các kỹ sư Úc phát triển là các hàng rào linh hoạt bằng bê tông và ống nhựa dài hàng km nhằm tiêu hủy sóng và giảm sức gió của các cơn bão.

Đăng ngày: 08/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News