Robot điều khiển giao thông

Tại ngã tư, một người máy cao 1,77m, hình dạng giống người thật, đang điều khiển giao thông một cách thuần thục.

Robot điều khiển giao thông do nhóm sinh viên năm thứ tư, Khoa Cơ khí chế tạo máy của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM nghiên cứu và chế tạo. Robot được chế tạo trên cơ sở phối hợp nhiều mảng kiến thức khác nhau như: điện tử, cơ khí, lập trình điều khiển, giao tiếp máy tính, điều tra xã hội...

Hỗ trợ cảnh sát giao thông

Phạm Tấn Đạt, trưởng nhóm nghiên cứu kể, lúc bắt tay vào thực hiện robot, nhóm đã tìm đến Trường Trung học cảnh sát Thủ Đức, Phòng giao thông quận 9, rồi nhờ bạn bè đang học tại các trường cảnh sát để xin tài liệu, nhờ hướng dẫn về các động tác của cảnh sát khi điều khiển giao thông để từ đó định hình được giải pháp kỹ thuật cho robot.

Nhờ tham gia những cuộc thi robocon trước đó, nhóm đã có kinh nghiệm và tận dụng không ít thiết bị cũ để tiết kiệm chi phí. Nhóm cũng phải sử dụng động cơ điện một chiều với giá rẻ thay cho các động cơ chính xác, đắt tiền.

Nhìn xa, robot này không khác người thật. Theo Đạt, một robot có hình dạng người sẽ có tác động tới người tham gia giao thông lớn hơn các loại đèn tín hiệu. 

So với các loại đèn tín hiệu, robot điều khiển giao thông sẽ có tác động lớn hơn tới người đi đường.


Robot này hoạt động theo nguyên lý thu nhận - xử lý hình ảnh để đưa ra các động tác điều khiển giao thông. "Thông tin đầu vào" cho robot là các camera đặt ở các góc đường. Hình ảnh này sẽ được truyền về máy tính và xử lý bằng phần mềm do nhóm tự viết. Từ đó, tín hiệu điều khiển sẽ được truyền qua internet (bằng sóng vô tuyến, hoặc hữu tuyến) tới robot. Như vậy, tùy theo tình hình giao thông trên các nút giao thông, robot sẽ đưa ra các động tác điều khiển thích hợp. Với 9 động cơ lắp trong cổ tay, khuỷu tay và cánh tay, robot có thể thực hiện 9 động tác cơ bản trong điều khiển giao thông: đưa tay dang ngang, đưa tay thẳng đứng, gập góc vuông, đưa về phía trước...

Khả năng ứng dụng cao

“Robot điều khiển giao thông đã có ở Nhật Bản, Đài Loan. Song nó chỉ thực hiện được những động tác đơn giản để cảnh báo khu vực nguy hiểm. Do vậy, tôi đánh giá cao ý tưởng này của nhóm nghiên cứu”, TS. Hiếu, Trưởng khoa Điện tử - Viễn thông, ĐH Tự nhiên TP HCM, nói. Tuy nhiên, theo TS. Hiếu, để ứng dụng được vào thực tế, nhóm nghiên cứu cần phải hoàn thiện robot, như đồng bộ các động tác điều khiển của robot với đèn giao thông.

Ông Nguyễn Tấn Hoàng Cương, giám đốc một công ty từng đưa ra giải pháp cho một hệ thống giao thông thông minh trên địa bàn TP HCM, đánh giá, khả năng ứng dụng loại robot trên là "đáng chú ý". Ông cũng góp ý, nên tận dụng công nghệ 3G để truyền tín hiệu xử lý tới robot.

Theo Phạm Tấn Đạt, loại robot do nhóm nghiên cứu cũng còn những điểm hạn chế như dễ hỏng do vật liệu chế tạo không tốt, tay robot chưa thực hiện được các cử động phức tạp. Robot này cũng không thể di chuyển cơ động như một cảnh sát giao thông thực thụ. Ngoài ra, phần mềm xử lý hình ảnh ở robot này chỉ mới quan sát được 90% lượng xe.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vô tuyến điện do ai phát minh ra?

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?

Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Đăng ngày: 15/02/2025
Lịch sử tàu thủy (phần 1)

Lịch sử tàu thủy (phần 1)

Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ v&agrave

Đăng ngày: 11/02/2025
Giấy - Ra đời và phát triển

Giấy - Ra đời và phát triển

Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

Đăng ngày: 11/02/2025
12 phát minh

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla

"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

Đăng ngày: 31/12/2024
20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại

La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Đăng ngày: 27/12/2024
Chiếc la bàn cổ nhất

Chiếc la bàn cổ nhất

Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.

Đăng ngày: 26/12/2024
Sự ra đời và phát triển của ô tô

Sự ra đời và phát triển của ô tô

Ô tô, trước hết là một vấn đề về động cơ. Vì cái xe chở đồ do Nicolas Joseph Cugnot sáng chế năm 1770 đáp ứng đúng nghĩa, theo nguyên nghĩa của từ automobile (xe chạy tự động), tức là ô tô, nhưng có lẽ vô ích ghi vào danh mục vô vàn cái xe chạ

Đăng ngày: 23/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News