Robot NASA điều tra khối đá lạ sáng bóng trên sao Hỏa
Robot thăm dò sao Hỏa Curiosity sẽ tìm hiểu thành phần cấu tạo để xác định nguồn gốc của khối đá sáng bóng khác hẳn những viên đá xung quanh.
Khối đá Little Colonsay được các nhà khoa học NASA phát hiện trong một bức ảnh. Ảnh: NASA.
Robot thăm dò Curiosity của NASA đang tìm hiểu một khối đá kỳ lạ có tên gọi chính thức là "Little Colonsay" trên sao Hỏa. Các nhà khoa học phát hiện viên đá trong một bức ảnh rộng và quyết định phái Curiosity tới địa điểm để quan sát kỹ hơn, Independent hôm qua đưa tin.
"Một mẫu vật mà chúng tôi đang cố gắng xem xét chi tiết là khối đá 'Little Colonsay". Nhóm dự án cho rằng đó có thể là một thiên thạch bởi khối đá quá sáng bóng. Nhưng ảnh chụp có thể gây nhầm lẫn, và bằng chứng xác thực chỉ đến từ kết quả kiểm tra hóa học. Không may là mục tiêu nhỏ này bị bỏ sót trong lần khám phá trước đó và Curiosity sẽ thử lại", NASA cho biết.
Các chuyên viên vận hành sẽ sử dụng thiết bị ChemCam trên robot thăm dò 6 bánh của NASA để nghiên cứu khối đá. Trong lúc xem xét khối đá và đất xung quanh từ xa, ChemCam sẽ phóng tia laser và phân tích thành phần nguyên tố của những vật liệu có thể bay hơi từ các điểm nhỏ hơn một milimet trên bề mặt sao Hỏa. Một máy phổ ký sẽ cung cấp chi tiết về khoáng chất và vi cấu trúc trong đất đá bằng cách đo plasma, loại khí cực nóng tạo từ các ion và electron trôi nổi tự do.
Camera của Curiosity có thể phân giải vật thể nhỏ hơn 5 - 10 lần so với camera trên hai robot thăm dò Mars Exploration Rover bắt đầu khám phá hành tinh đỏ hồi tháng 1/2004. Curiosity đang hoạt động ở đỉnh Vera Rubin.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
