Robot phi hành gia
Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo một loại robot có thể làm việc chung với con người trong không gian.
Công trình của các chuyên gia thuộc Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) và tập đoàn General Motors (GM) được xem như một bước đột phá về công nghệ robot. Các nhà chế tạo tuyên bố Robonaut2, hoặc R2, là “robot khéo tay nhất thế giới”.
R2, với thiết kế mô phỏng hình dạng con người từ phần eo trở lên, có thể làm cùng một chỗ, đảm trách cùng một công việc, đôi khi sát cánh cùng với con người. Robonaut2 là thế hệ mới nhất của Robonaut, do NASA và Cơ quan dự án nghiên cứu quốc phòng hiện đại thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ chế tạo để làm những việc thông thường của các phi hành gia. R2 mô phỏng thân người, đầu, cánh tay, tay và chân.
Theo Doug Cooke, trợ lý giám đốc hội đồng phụ trách sứ mệnh các hệ thống thăm dò thuộc NASA ở Washington, R2 có thể hỗ trợ phi hành gia trong các phi vụ nguy hiểm, sử dụng các công nghệ hàng đầu về kiểm soát, cảm biến và quan sát.
“Công nghệ robot vượt trội này rất hứa hẹn không chỉ với NASA mà cả cho nước Mỹ”, ông nói. Trong khi đó, Mike Coats - Giám đốc Trung tâm Không gian Johnson ở Houston, nơi chế tạo robot trên - những thiết bị như Robonaut “sẽ mở rộng năng lực xây dựng và khám phá của con người”.
Theo NASA, GM tham gia vào việc chế tạo R2 theo một thỏa thuận với Chính phủ Mỹ nhằm thúc đẩy việc phát triển thế hệ robot và các công nghệ robot kế tiếp. Quá trình nghiên cứu và chế tạo R2 kéo dài 3 năm. Hiện NASA và GM đang nghiên cứu nhiều “giải pháp cơ động”, chẳng hạn như chân, cho loại robot trên, nhưng các phiên bản trong tương lai có thể di chuyển trên bánh xe hoặc có thể chỉ có 1 chân.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).
