Robot tạo năng lượng nhờ côn trùng và cây cỏ
EATR – một chiếc xe tự động đa dụng thuộc gia đình robot - vơ những cành lá bằng cánh tay robot của mình, nhai nát bằng chiếc cưa dây bé tí và đưa vào lò đốt của động cơ hơi nước mà nó chở theo để làm ra điện.
EATR
Dù robot có thể thông minh đến đâu đi chăng nữa thì cũng thật yên tâm khi rằng bạn có thể rút phích cắm để dập tắt một cuộc nổi loạn chống lại con người của chúng. Thế là đủ. Một binh chủng robot mới ra đời, sinh ra năng lượng bằng cách nhai những chất hữu cơ có thể là sự khởi đầu một thời kỳ mới của những chiếc máy tự chủ thực sự.
Đợt robot ăn sinh khối đầu tiên đã được thiết kế để giao cho hàng loạt nhiệm vụ như giám sát công việc, phát hiện và gỡ mìn, kiểm tra những đường ống dẫn hoặc làm việc ở những chỗ tối mà pin mặt trời không phát huy được tác dụng...
Miệng gặm cây cỏ của EATR
Hãy xem EcoBot II, một chiếc máy chuyên ăn ruồi, nhỏ bằng chiếc trống trẻ con chơi do Phòng thí nghiệm robot học Bristol (Anh) sáng chế. Các kỹ sư nuôi con robot này bằng côn trùng, tiêu hóa trong pin nhiên liệu sinh học – một bể chứa các vi sinh vật bùn thải và oxy. Từ đó chuyển hóa côn trùng thành điện. Một bữa ăn chỉ 8 con ruồi là đủ để bò được một quãng đường vài mét
EATR (do viết tắt của cụm từ Energetically Autonomous Tactical Robot) là một chiếc xe robot quân sự làm nhiệm vụ gỡ mìn tự nạp năng lượng, ngốn cây cỏ rất nhanh. Chiếc xe do kỹ sư Harry Schoel thuộc Viện robot học tại Washington, D.C., thiết kế, dùng các thiết bị cảm biến giống như camera và radar để phát hiện ra những bụi cây ăn được, bò lại gần, ngoạm lấy, nhai nhỏ rồi đưa vào buồng đốt. Chiếc máy hơi nước nhỏ của robot tự hành này có thể chén bất cứ lá cây nào nó gặp để chuyển động và cứ mỗi lần ăn hết 70kg lá cây thì nó đi được 100 dặm. Cả 2 nhóm thiết kế Ecorobot và EATR đều sử dụng phần mềm để giúp robot dự trữ năng lượng trong thời gian không hoạt động và năm 2011 sẽ tổ chức sản xuất hàng loạt.
Mấy chú EATR đang đi tìm thức ăn.
Những người lo lắng rằng những chiếc máy robot tự hành cớ bộ lưỡi cưa dây trong miệng sẽ chén sạch cây trồng hoặc bắt gia súc và… trẻ con ăn thịt có thể yên tâm. Các nhà thiết kế chế tạo cho biết: chương trình cài đặt cho chúng đã hạn chế thức ăn theo màu sắc và mùi vị của thực vật. Chúng không ăn bánh kẹo dù có đưa tận nơi vì chúng không coi đó là thức ăn của mình. Cũng chẳng sợ chúng rượt đuổi các gia súc như một loại thú ăn thịt. Những thực phẩm “ngon lành” đó nằm ngoài chương trình phần mềm.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.
