Robot thổi sáo

Các nghệ sĩ nhạc cổ điển hẳn nhiên có lý do khi lo rằng robot chơi nhạc khó có thể chơi nhạc tốt được vì dù sao nó vẫn chỉ là máy móc. Nhưng với chú robot thổi sáo của ĐH Waseda (Nhật Bản), mọi chuyện lại khác hẳn. 

Robot thổi sáo

Robot thổi sáo bản Flight of the Bumblebee một cách hoàn hảo


Robot này có tên gọi WF-4RIV, có thể thổi những giai điệu du dương của bản Flight of the Bumblebee một cách hoàn hảo. Nó vừa được trưng bày tại hội nghị BioRob (Robot sinh học) ở Arizona (Mỹ).

WF-4RIV được cải tiến từ các phiên bản robot thổi sáo trước đây. Nó có miệng và phổi được thiết kế với nguyên lý gần giống con người, có khả năng bắt chước việc điều khiển dòng khí của các nhạc công thổi sáo chuyên nghiệp.

Các nhà khoa học cũng tạo cho robot này môi nhân tạo có độ đàn hồi giống môi người và có thể điều khiển được hình dáng môi. Lưỡi robot cũng được thiết kế để có thể thổi và điều khiển dòng khí với tốc độ cao phù hợp khi biểu diễn bản Flight of the Bumblebee nổi tiếng.

WF-4RIV thậm chí còn có cơ cấu bên trong để tạo ra dao động nhằm thay đổi biên độ và tần số của dòng khí thổi ra. Ngoài ra, với hai camera gắn ở hai mắt, robot này tương tác được với khán thính giả và các nhạc công xung quanh, do đó nó có thể chơi nhạc cụ đôi cùng một nhạc công khác.

Robot thổi sáo

Các phiên bản robot thổi sáo trước đây (từ trái sang phải): WF1 (1990), WF2 (1992) và WF3RIX (2002)


Robot chơi nhạc cụ được nghiên cứu từ năm 1990 với nhiều phiên bản khác nhau và WF-4RIV là phiên bản mới nhất. Theo các nhà nghiên cứu, nó sẽ là đối thủ đáng gờm của các nhạc công chuyên nghiệp về khả năng thu hút khán thính giả đối với nhạc cổ điển. 

Các nhà khoa học hy vọng robot WF-4RIV sẽ tinh vi hơn trong tương lai, có thể tương tác với con người tốt hơn và có thể dạy nhạc cho học sinh.

Từ khóa liên quan:

công nghệ mới

robot

thổi sáo

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vật liệu polyme nhạy sáng nhanh chóng chuyển thể từ cứng sang mềm

Vật liệu polyme nhạy sáng nhanh chóng chuyển thể từ cứng sang mềm

Loại vật liệu này bao gồm các phân tử nhạy sáng được sử dụng để thay đổi cấu trúc bên trong của vật liệu.

Đăng ngày: 23/07/2018
Trung Quốc sắp xây đường tàu siêu tốc 1.200km/h

Trung Quốc sắp xây đường tàu siêu tốc 1.200km/h

Đường tàu Hyperloop với tốc độ cận siêu thanh sắp được xây dựng ở tây nam tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

Đăng ngày: 21/07/2018

"Cá voi bay" Beluga XL cất cánh lần đầu tiên

Airbus trình làng mẫu máy bay trước đám đông hơn 10.000 người gần trụ sở chính của công ty ở Toulouse, Pháp.

Đăng ngày: 21/07/2018
Khẩu trang có quạt, van thoát khí cho ngày nắng nóng

Khẩu trang có quạt, van thoát khí cho ngày nắng nóng

Sản phẩm có thiết kế tương tự như mẫu khẩu trang thông thường và được bổ sung thêm nhiều bộ phận như tấm lọc không khí, mặt nạ hai lớp.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ngôi nhà thoắt ẩn, thoắt hiện như trong phim viễn tưởng đã có ngoài đời thực

Ngôi nhà thoắt ẩn, thoắt hiện như trong phim viễn tưởng đã có ngoài đời thực

Chỉ bằng một thao tác trên điện thoại, bạn có thể làm ngôi nhà này biến mất hoặc hiện ra chỉ trong "một nốt nhạc".

Đăng ngày: 19/07/2018
Kỳ lạ pin mặt trời lấy năng lượng từ vi khuẩn

Kỳ lạ pin mặt trời lấy năng lượng từ vi khuẩn

Loại pin này không chỉ tích được dòng điện mạnh hơn các thiết bị trước đó mà còn hoạt động hiệu quả cả trong ánh sáng mạnh và ánh sáng yếu.

Đăng ngày: 19/07/2018
Thiết bị cầm tay giúp “giải mã” chất lượng thực phẩm trong nháy mắt

Thiết bị cầm tay giúp “giải mã” chất lượng thực phẩm trong nháy mắt

Thiết bị nhỏ gọn có thể bỏ vừa túi quần, được giới thiệu dưới đây, sẽ chính là một công cụ đắc lực giúp bạn và gia đình mình có được một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News