Rồng xanh dạt vào bờ biển ở Australia

Những con rồng xanh cùng nhiều sinh vật với hình dáng kỳ lạ khác đã trôi dạt vào bờ biển ở phía đông Australia.

Sinh viên hải dương học, đồng thời là nhiếp ảnh gia, Lawrence Scheele, là người đã may mắn bắt gặp những sinh vật mà anh gọi là "Biệt đội xanh" hiếm thấy nói trên ở bãi biển Long Reef, phía bắc Sydney.

Chàng sinh viên hải dương học năm cuối này đã theo dấu "Biệt đội xanh" - trong đó đáng chú ý nhất là những con rồng xanh, còn được biết tới với tên chính thức là Glaucus marginatus - thường trôi nổi ở những vùng đại dương xa xôi theo những luồng gió Đông Bắc.

Scheele theo dấu những sinh vật lý thú này từ Bắc Queensland hồi đầu mùa hè cho tới khi chúng trôi về các bãi biển phía bắc của Sydney vào tháng 2.

Một video đăng trên tài khoản Instagram của nhà hải dương học này hồi đầu tháng cho thấy bộ sưu tập những sinh vật đáng giá trong “Biệt đội xanh” trên bãi biển ở Long Reef, trong đó ngoài rồng xanh, còn có sự xuất hiện của những sinh vật khác như sứa Bluebottle, sứa nút xanh (Porpita porpita).

Rồng xanh dạt vào bờ biển ở Australia
Sứa Bluebottle không đe dọa tính mạng người nhưng vết đốt của chúng rất đau. (Ảnh: Lawrence Scheele).

“Tôi vừa có một chuyến viếng thăm của hàng trăm sinh vật xinh đẹp được gọi là Glaucus marginatus, đừng nhầm lẫn với người anh em họ của chúng là Glaucus atlanticus. Vào mùa hè, gió mạnh cuốn những sinh vật dài 1 cm này vào bờ”, Scheele viết trên Instagram.

Cả hai loài được Scheele đề cập trên đều là sên biển nhỏ hay được gọi là rồng xanh và trông rất giống nhau, nhưng Glaucus marginatus nhỏ hơn, phát triển khoảng 1,3 cm, trong khi người anh em của nó dài tới 3 cm.

Các sinh vật này thuộc một bộ động vật được gọi là nudibrauc - một nhóm gồm khoảng 3.000 loài nhuyễn thể có màu sắc rực rỡ nhưng không có vỏ.

Rồng xanh dạt vào bờ biển ở Australia
Rồng xanh - có tên chính thức là Glaucus marginatus - có thể giải phóng nọc độc khi bị chạm vào cơ thể. (Ảnh: Lawrence Scheele).

Chúng ăn các động vật không xương sống nhỏ khác ở đại dương. Loài này có thể được tìm thấy ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, theo tổ chức phi lợi nhuận bảo tồn biển Oceana.

Dù sinh vật này không lớn như những con rồng trong tưởng tượng, chúng vẫn có thể gây thương tổn đáng kể. Những con rồng xanh này ăn sứa lông châm, hay còn biết đến với cái tên “chiến binh Bồ Đào Nha” và trữ nọc độc từ con mồi của chúng để dùng cho những con mồi tiếp theo, theo Oceana.

Do đó, khi con người chạm vào những con sên nhỏ này, nó có thể giải phóng nọc độc và tạo ra một vết chích có thể gây tổn thương nhiều hơn vết chích của sứa lông châm.

Rồng xanh dạt vào bờ biển ở Australia
Rồng xanh và sứa nút xanh (Porpita porpita). (Ảnh: Lawrence Scheele).

Trong "Biệt đội xanh", sứa Bluebottle có vẻ được nhiều người biết tới hơn cả. Chúng không đe dọa tính mạng người nhưng vết đốt của chúng rất đau.

Trong khi đó, sứa nút xanh (Porpita porpita), cũng có độc, thường không gây đau nhưng có thể gây kích ứng da. Chúng có các bộ phận cho phép cơ thể trôi nổi trên bề mặt nước và dễ dàng được đẩy đi bởi dòng nước và gió.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Con người đã thay đổi âm thanh đại dương

Con người đã thay đổi âm thanh đại dương

Theo một nghiên cứu mới được công bố, con người không chỉ thay đổi bề mặt và nhiệt độ của hành tinh mà còn cả âm trong đại dương.

Đăng ngày: 17/02/2021
Loài vật kẹp càng nhanh gấp 10.000 lần người chớp mắt

Loài vật kẹp càng nhanh gấp 10.000 lần người chớp mắt

Một lần kẹp càng của Dulichiella appendiculata, loài vật trông giống tôm, có thể chỉ kéo dài dưới 50 micro giây.

Đăng ngày: 13/02/2021
“Cuộn dây thừng” trên bãi biển thực ra là một sinh vật kỳ lạ

“Cuộn dây thừng” trên bãi biển thực ra là một sinh vật kỳ lạ

Mới đây, xuất hiện hình ảnh những sợi dây màu vàng bỏ đi trôi dạt vào một bãi biển ở Texas, Mỹ. Nhưng cuộn dây đặc biệt này không phải là rác. Đó là một loại san hô roi mềm dẻo và đầy màu sắc.

Đăng ngày: 09/02/2021
Cá mập cắn thủng thuyền để lại dấu răng dài 60 cm

Cá mập cắn thủng thuyền để lại dấu răng dài 60 cm

Cá mập tấn công khiến hai người trên thuyền bị hất xuống nước và mất 35 phút để tự bơi vào bờ.

Đăng ngày: 07/02/2021
Ngư dân bắt được tôm hùm vàng siêu quý hiếm

Ngư dân bắt được tôm hùm vàng siêu quý hiếm

Ngư dân ở Tenants Harbor, bang Maine, Mỹ, đã tặng một con tôm hùm vàng quý hiếm cho Trung tâm Khoa học Hàng hải của Đại học New England ở thành phố Biddeford.

Đăng ngày: 06/02/2021
Lần đầu ghi âm tiếng cá đuối nghiền nát vỏ ốc dưới nước

Lần đầu ghi âm tiếng cá đuối nghiền nát vỏ ốc dưới nước

Dựa vào âm thanh phát ra, các nhà khoa học có thể xác định cá đuối ó sao đang ăn thịt loài động vật thân mềm nào.

Đăng ngày: 01/02/2021
Thế giới đã mất 70% số cá mập chỉ trong 50 năm

Thế giới đã mất 70% số cá mập chỉ trong 50 năm

Loài cá mập đang trải qua một quãng thời gian thật sự tồi tệ.

Đăng ngày: 31/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News